Kính gửi Bộ Thông tin và truyền thông,
Kính đề nghị Bộ TT&TT giải đáp vướng mắc liên quan đến chứng thực hợp đồng điện tử trong quá trình hoạt động của Ngân hàng thương mại như sau:
1. Danh sách các doanh nghiệp được cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử có thể tra cứu ở đâu?
2. Các hợp đồng điện tử được ký số và lưu trữ bởi các doanh nghiệp, không lưu trữ ở DN cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử có hiệu lực pháp lý?
3. Với tư cách là Ngân hàng, chúng tôi có thể kiểm tra tính pháp lý, tính xác thực của hợp đồng điện tử của khách hàng (thường được ký số) như thế nào? Đề nghị bộ TT&TT hướng dẫn các nội dung kiểm tra và cách thức tra cứu, kiểm tra.
4. Hiện tại Cách thức, quy trình kiểm tra chữ ký số cần tuân thủ quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 79 Nghị định số 130/2018/NĐ-CP ngày 27/9/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số. Theo đó, trước khi chấp nhận chữ ký số của người ký, người nhận phải kiểm tra "chữ ký số phải được tạo bởi khóa bí mật tương ứng với khóa công khai trên chứng thư số của người ký". Kính đề nghị Bộ TT&TT hướng dẫn cách thức kiểm tra nội dung này.
Rất mong sớm nhận được sự giải đáp, hỗ trợ của Quý Bộ!
Trân trọng cảm ơn,
- 2 tháng trước
Trung tâm Chứng thực điện tử Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông) trả lời câu hỏi của bạn như sau:
1. Danh sách các doanh nghiệp được cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử có thể tra cứu ở đâu?
Hiện nay, theo Nghị định số 85/2021/NĐ-CP ngày 25/9/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về thương mại điện tử, dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử được cấp bởi Bộ Công Thương. Do vậy,để tra cứu danh sách các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử, Quý Ngân hàng liên hệ trao đổi với Bộ Công Thương hoặc truy cập cổng thông tin của Bộ Công Thương để tham khảo.
2. Các hợp đồng điện tử được ký số và lưu trữ bởi các doanh nghiệp, không lưu trữ ở doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử có hiệu lực pháp lý không?
Căn cứ Nghị định số 85/2021/NĐ-CP ngày 25/9/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về thương mại điện tử, dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử được cấp bởi Bộ Công Thương. Do vậy, để giải đáp thắc mắc về tính pháp lý của hợp đồng điện tử Quý Ngân hàng liên hệ trao đổi với Bộ Công Thương hoặc truy cập cổng thông tin của Bộ Công Thương để tham khảo.
3. Với tư cách là Ngân hàng, chúng tôi có thể kiểm tra tính pháp lý, tính xác thực của hợp đồng điện tử của khách hàng (thường được ký số) như thế nào? Đề nghị bộ TT&TT hướng dẫn các nội dung kiểm tra và cách thức tra cứu, kiểm tra.
Đối với việc kiểm tra tính pháp lý, xác thực của hợp đồng điện tử, Quý Ngân hàng liên hệ Bộ Công Thương để thực hiện trao đổi.
4. Hiện tại cách thức, quy trình kiểm tra chữ ký số cần tuân thủ quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 79 Nghị định số 130/2018/NĐ-CP ngày 27/9/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số. Theo đó, trước khi chấp nhận chữ ký số của người ký, người nhận phải kiểm tra "chữ ký số phải được tạo bởi khóa bí mật tương ứng với khóa công khai trên chứng thư số của người ký". Kính đề nghị Bộ TT&TT hướng dẫn cách thức kiểm tra nội dung này.
Để kiểm tra hiệu lực của chữ ký số tuân thủ theo quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 79 Nghị định số 130/2018/NĐ-CP ngày 27/9/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số, Quý Ngân hàng thực hiện kiểm tra bởi các phần mềm có chức năng đáp ứng Điều 7, Thông tư số 22/2020/TT-BTTTT ngày 7/9/2020 quy định về yêu cầu kỹ thuật đối với phần mềm ký số, phần mềm kiểm tra chữ ký số, hoặc kiểm tra tại cổng thông tin điện tử của Trung tâm chứng thực điện tử quốc gia, cụ thể như sau:
- Bước 1: Truy cập trang thông tin dịch vụ của Trung tâm chứng thực điện tử quốc gia: https://neac.gov.vn/vi.

- Bước 2: Thực hiện kiểm tra văn bản ký số.



- Bước 3: Nhận kết quả.
