Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Thứ năm, ngày 01/06/2023

ĐỀ MỤC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Đề mục số 2 Thuộc chủ đề số 3 CNTT

22/12/2014 10:26 SA Xem cỡ chữ

 

 Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều3.2.L.1.Phạm vi điều chỉnh
(Điều 1 Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 của Quốc hội có hiệu lực kể từ ngày  01 tháng 01 năm 2007)
Luật này quy định về hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, các biện pháp bảo đảm ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân (sau đây gọi chung là tổ chức, cá nhân) tham gia hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.
Điều 3.2.NĐ.1. Phạm vi điều chỉnh
(Điều 1 Nghị định 71/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 03/05/2007 về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Công nghệ thông tin về công nghiệp công nghệ thông tin có hiệu lực kể từ ngày 08/06/2007)
Nghị định này quy định về hoạt động công nghiệp công nghệ thông tin, các biện pháp bảo đảm phát triển công nghiệp công nghệ thông tin.

Điều 3.2.NĐ.1. Phạm vi điều chỉnh
(Điều 1, Nghị định 90/2008/NĐ-CP ngày 13/08/2008 của Chính phủ về chống thư rác có hiệu lực kể từ ngày 11/09/2008)
Nghị định này quy định về chống thư rác; quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan (sau đây gọi chung là tổ chức, cá nhân).
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
( Điều 1 Nghị định 64/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 10/04/2007  về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước có hiệu lực kể từ ngày 18/05/2007)
Nghị định này quy định về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước.

Điều 3.2.TT.1. Phạm vi điều chỉnh
(Điều 1. Thông tư 01/2014/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông ngày 20/02/2014 về việc quy định chi tiết về ưu tiên đầu tư, mua sắm sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin sản xuất trong nước sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước có hiệu lực kể từ ngày 08/04/2014)
Thông tư này quy định về:
1. Tiêu chí và Danh mục sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin sản xuất trong nước được ưu tiên đầu tư, mua sắm trong các cơ quan, tổ chức nhà nước.
2. Việc ưu tiên được áp dụng trong các trường hợp đầu tư, mua sắm sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước hoặc vốn có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước và không nhằm mục đích thương mại, cụ thể gồm:
a) Mua sắm tài sản và mua sắm khác nhằm duy trì hoạt động thường xuyên;
b) Mua sắm, đầu tư trong các dự án đầu tư;
c) Các hoạt động khác có hạng mục đầu tư, mua sắm sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin.

Điều3.2.L.2.Đối tượng áp dụng
(Điều 1 Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 của Quốc hội có hiệu lực kể từ ngày  01 tháng 01 năm 2007)
Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin tại Việt Nam.

Điều 3.2.NĐ.2. Đối tượng áp dung
(Điều 2 Nghị định 71/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 03/05/2007 về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Công nghệ thông tin về công nghiệp công nghệ thông tin có hiệu lực kể từ ngày 08/06/2007)
Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia hoạt động công nghiệp công nghệ thông tin trên lãnh thổ Việt Nam.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
( Điều 2 Nghị định 64/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 10/04/2007  về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước có hiệu lực kể từ ngày 18/05/2007)
Nghị định này áp dụng đối với cơ quan nhà nước bao gồm các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp và các đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước.
Điều 3.2.NĐ. 2. Đối tượng áp dụng
(Điều2, Nghị định 90/2008/NĐ-CP ngày 13/08/2008 của Chính phủ về chống thư rác có hiệu lực kể từ ngày 11/09/2008)
Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan tới dịch vụ trao đổi thư điện tử và tin nhắn tại Việt Nam.
Trường hợp Điều ước quốc tế liên quan đến hoạt động chống thư rác mà Việt Nam là thành viên có quy định khác với Nghị định này thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế đó.

Điều 3.2.TT.2. Đối tượng áp dụng
(Điều 1. Thông tư 01/2014/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông ngày 20/02/2014 về việc quy định chi tiết về ưu tiên đầu tư, mua sắm sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin sản xuất trong nước sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước có hiệu lực kể từ ngày 08/04/2014)
1. Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, các cơ quan, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang (sau đây gọi chung là các cơ quan, tổ chức).
2. Khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp không thuộc đối tượng nêu tại Khoản 1 Điều này áp dụng các quy định trong Thông tư này khi đầu tư, mua sắm sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin.

Điều3.2.NĐ.1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
(Điều 1 Nghị định 154/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 08/11/2013 quy định về khu công nghệ thông tin tập trung có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 )
1. Nghị định này quy định về việc thành lập, mở rộng, công nhận khu công nghệ thông tin tập trung; tổ chức quản lý hoạt động, cơ chế, chính sách và hoạt động quản lý nhà nước đối với khu công nghệ thông tin tập trung.
2. Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia đầu tư, thành lập, quản lý và các hoạt động khác liên quan đến khu công nghệ thông tin tập trung.


Điều 3.2.TT. 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
 (Điều 1 Thông tư 03/2014/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông ngày 11/03/2014 về việc quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin có hiệu lực kể từ ngày 28/04/2014)

1. Thông tư này quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin (CNTT), bao gồm:
a) Chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản;
b) Chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT nâng cao.
2. Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia trực tiếp hoặc có liên quan đến hoạt động đánh giá kỹ năng sử dụng CNTT.

Điều3.2.L.3.Áp dụng Luật công nghệ thông tin
(Điều 1 Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 của Quốc hội có hiệu lực kể từ ngày  01 tháng 01 năm 2007)
1. Trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của Luật công nghệ thông tin với quy định của luật khác về cùng một vấn đề liên quan đến hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin thì áp dụng quy định của Luật công nghệ thông tin.
2. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.

Điều3.2.L.4. Giải thích từ ngữ
(Điều 1 Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 của Quốc hội có hiệu lực kể từ ngày  01 tháng 01 năm 2007)
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kỹ thuật hiện đại để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số.
2. Thông tin số là thông tin được tạo lập bằng phương pháp dùng tín hiệu số.
3. Môi trường mạng là môi trường trong đó thông tin được cung cấp, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông qua cơ sở hạ tầng thông tin.
4. Cơ sở hạ tầng thông tin là hệ thống trang thiết bị phục vụ cho việc sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số, bao gồm mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính và cơ sở dữ liệu.
5. Ứng dụng công nghệ thông tin là việc sử dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội, đối ngoại, quốc phòng, an ninh và các hoạt động khác nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của các hoạt động này.
6. Phát triển công nghệ thông tin là hoạt động nghiên cứu - phát triển liên quan đến quá trình sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số; phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin; phát triển công nghiệp công nghệ thông tin và phát triển dịch vụ công nghệ thông tin.
7. Khoảng cách số là sự chênh lệch về điều kiện, khả năng sử dụng máy tính và cơ sở hạ tầng thông tin để truy nhập các nguồn thông tin, tri thức.
8. Đầu tư mạo hiểm trong lĩnh vực công nghệ thông tin là đầu tư cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đó có triển vọng đem lại lợi nhuận lớn nhưng có rủi ro cao.
9. Công nghiệp công nghệ thông tin là ngành kinh tế - kỹ thuật công nghệ cao sản xuất và cung cấp sản phẩm công nghệ thông tin, bao gồm sản phẩm phần cứng, phần mềm và nội dung thông tin số.
10. Phần cứng là sản phẩm thiết bị số hoàn chỉnh; cụm linh kiện; linh kiện; bộ phận của thiết bị số, cụm linh kiện, linh kiện.
11. Thiết bị số là thiết bị điện tử, máy tính, viễn thông, truyền dẫn, thu phát sóng vô tuyến điện và thiết bị tích hợp khác được sử dụng để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số.
12. Phần mềm là chương trình máy tính đ¬ược mô tả bằng hệ thống ký hiệu, mã hoặc ngôn ngữ để điều khiển thiết bị số thực hiện chức năng nhất định.
13. Mã nguồn là sản phẩm trước biên dịch của một phần mềm, chưa có khả năng điều khiển thiết bị số.
14. Mã máy là sản phẩm sau biên dịch của một phần mềm, có khả năng điều khiển thiết bị số.
15. Thư rác là thư điện tử, tin nhắn được gửi đến người nhận mà người nhận đó không mong muốn hoặc không có trách nhiệm phải tiếp nhận theo quy định của pháp luật.
16. Vi rút máy tính là chương trình máy tính có khả năng lây lan, gây ra hoạt động không bình thường cho thiết bị số hoặc sao chép, sửa đổi, xóa bỏ thông tin lưu trữ trong thiết bị số.
17. Trang thông tin điện tử (Website) là trang thông tin hoặc một tập hợp trang thông tin trên môi trường mạng phục vụ cho việc cung cấp, trao đổi thông tin.
18. Số hóa là việc biến đổi các loại hình thông tin sang thông tin số.
 

Điều3.2.NĐ.2. Giải thích từ ngữ
(Điều 2 Nghị định 154/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 08/11/2013 quy định về khu công nghệ thông tin tập trung có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 )
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Khu công nghệ thông tin tập trung là khu tập trung các hoạt động nghiên cứu - phát triển, đào tạo, sản xuất và kinh doanh sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin, cung cấp hạ tầng, cung ứng dịch vụ công nghệ thông tin cho các tổ chức, doanh nghiệp và các hoạt động khác liên quan đến công nghệ thông tin.
2. Chủ đầu tư khu công nghệ thông tin tập trung là tổ chức, cá nhân sở hữu vốn hoặc người đại diện chủ sở hữu trực tiếp quản lý, sử dụng vốn để thực hiện đầu tư xây dựng khu công nghệ thông tin tập trung.
 

Điều 3.2.NĐ.3. Giải thích từ ngữ
(Điều 2 Nghị định 71/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 03/05/2007 về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Công nghệ thông tin về công nghiệp công nghệ thông tin có hiệu lực kể từ ngày 08/06/2007)
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Sản phẩm phần mềm là phần mềm và tài liệu kèm theo được sản xuất và được thể hiện hay lưu trữ ở bất kỳ một dạng vật thể nào, có thể được mua bán hoặc chuyển giao cho đối tượng khác khai thác, sử dụng.
2. Phần mềm hệ thống là phần mềm dùng để tổ chức và duy trì hoạt động của một hệ thống hoặc một thiết bị số (sau đây gọi chung là thiết bị số). Phần mềm hệ thống có thể tạo môi trường cho các phần mềm ứng dụng làm việc trên đó và luôn ở trạng thái làm việc khi thiết bị số hoạt động.
3. Phần mềm ứng dụng là phần mềm được phát triển và cài đặt trên một môi trường nhất định, nhằm thực hiện những công việc, những tác nghiệp cụ thể.
4. Phần mềm tiện ích là phần mềm nhằm trợ giúp cho người dùng tổ chức, quản lý và duy trì hoạt động của thiết bị số.
5. Phần mềm công cụ là phần mềm được dùng làm công cụ để cho người phát triển phần mềm sử dụng phát triển các phần mềm khác.
6. Phần mềm đóng gói là sản phẩm phần mềm hoàn chỉnh, được đăng ký thương hiệu và nhân bản hàng loạt để cung cấp ra thị trường.
7. Phần mềm sản xuất theo đơn đặt hàng là sản phẩm phần mềm được sản xuất theo các yêu cầu riêng của khách hàng hoặc người sử dụng.
8. Phần mềm nhúng là sản phẩm phần mềm được nhà sản xuất cài đặt sẵn vào thiết bị số và hoạt động cùng với thiết bị số mà không cần sự kích hoạt của người sử dụng.
9. Gia công phần mềm là hoạt động trong đó bên nhận gia công thực hiện việc sản xuất, cung cấp sản phẩm, dịch vụ phần mềm hoặc thực hiện một số công đoạn để hoàn thành sản phẩm, dịch vụ phần mềm theo yêu cầu của bên thuê gia công.
10. Dịch vụ phần mềm là hoạt động trực tiếp hỗ trợ, phục vụ việc sản xuất, cài đặt, khai thác, sử dụng, nâng cấp, bảo hành, bảo trì phần mềm và các hoạt động tương tự khác liên quan đến phần mềm.
11. Sản phẩm nội dung thông tin số là sản phẩm nội dung, thông tin bao gồm văn bản, dữ liệu, hình ảnh, âm thanh được thể hiện dưới dạng số, được lưu giữ, truyền đưa trên môi trường mạng.
12. Dịch vụ nội dung thông tin số là dịch vụ được cung cấp trên môi trường mạng hoạt động trực tiếp hỗ trợ, phục vụ việc sản xuất, khai thác, phát hành, nâng cấp, bảo hành, bảo trì sản phẩm nội dung thông tin số và các hoạt động tương tự khác liên quan đến nội dung thông tin số.
13. Thiết bị điện tử nghe nhìn là sản phẩm điện tử có khả năng ghi, thu, lưu trữ, truyền, phát, cung cấp thông tin bằng hình ảnh, âm thanh cho người dùng ở bất kể định dạng thông tin nào. Thiết bị điện tử nghe nhìn bao gồm các thiết bị tivi, đầu đĩa VCD, DVD, dàn âm thanh, máy nghe nhạc số, máy ảnh số, máy quay phim số.
14. Thiết bị điện tử gia dụng là thiết bị điện tử dùng trong các hoạt động của gia đình. Thiết bị điện tử gia dụng bao gồm thiết bị điều hoà không khí, tủ lạnh, máy giặt, máy hút bụi, lò vi sóng.
15. Thiết bị điện tử chuyên dùng là thiết bị điện tử sử dụng trong các chuyên ngành cụ thể. Thiết bị điện tử chuyên dùng bao gồm thiết bị đo lường, tự động hoá, trang thiết bị y tế, sinh học và các ngành khác.
16. Thiết bị thông tin - viễn thông, đa phương tiện bao gồm các thiết bị tổng đài, truyền dẫn, đầu cuối mạng, cáp quang, cấp thông tin, thiết bị thông tin vệ tinh, thiết bị truyền dẫn - phát song

Điều 3. Giải thích từ ngữ
( Điều 3 Nghị định 64/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 10/04/2007  về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước có hiệu lực kể từ ngày 18/05/2007)
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước: là việc sử dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động của cơ quan nhà nước nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong hoạt động nội bộ của cơ quan nhà nước và giữa các cơ quan nhà nước, trong giao dịch của cơ quan nhà nướcvới tổ chức và cá nhân; hỗ trợ đẩy mạnh cải cách hành chính và bảo đảm công khai, minh bạch.
2. An toàn thông tin: bao gồm các hoạt động quản lý, nghiệp vụ và kỹ thuật đối với hệ thống thông tin nhằm bảo vệ, khôi phục các hệ thống, các dịch vụ và nội dung thông tin đối với nguy cơ tự nhiên hoặc do con người gây ra. Việc bảo vệ thông tin, tài sản và con người trong hệ thống thông tin nhằm bảo đảm cho các hệ thống thực hiện đúng chức năng, phục vụ đúng đối tượng một cách sẵn sàng, chính xác và tin cậy. An toàn thông tin bao hàm các nội dung bảo vệ và bảo mật thông tin, an toàn dữ liệu, an toàn máy tính và an toàn mạng.
3. Dữ liệu đặc tả (Metadata): là những thông tin mô tả các đặc tính của dữ liệu như nội dung, định dạng, chất lượng, điều kiện và các đặc tính khác nhằm tạo thuận lợi cho quá trình tìm kiếm, truy nhập, quản lý và lưu trữ dữ liệu.
4. Giải pháp, sản phẩm (phần cứng, phần mềm, thông tin số) dùng chung: là giải pháp, sản phẩm được tạo ra để có thể ứng dụng trong nhiều cơ quan nhà nước khác nhau. Giải pháp, sản phẩm chỉ được coi là dùng chung khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.
5. Thông tin cá nhân: là thông tin đủ để xác định chính xác danh tính một cá nhân, bao gồm ít nhất một trong những thông tin sau đây: họ tên, ngày sinh, nghề nghiệp, chức danh, địa chỉ liên hệ, địa chỉ thư điện tử, số điện thoại, số chứng minh nhân dân, số hộ chiếu. Những thông tin thuộc bí mật cá nhân gồm có hồ sơ y tế, hồ sơ nộp thuế, số thẻ bảo hiểm xã hội, số thẻ tín dụng và những bí mật cá nhân khác.
6. Dịch vụ hành chính công: là những dịch vụ liên quan đến hoạt động thực thi pháp luật, không nhằm mục tiêu lợi nhuận, do cơ quan nhà nước (hoặc tổ chức, doanh nghiệp được ủy quyền) có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân dưới hình thức các loại giấy tờ có giá trị pháp lý trong các lĩnh vực mà cơ quan nhà nước đó quản lý.
7. Hạ tầng kỹ thuật: là tập hợp thiết bị tính toán (máy chủ, máy trạm), thiết bị ngoại vi, thiết bị kết nối mạng, thiết bị phụ trợ, mạng nội bộ, mạng diện rộng.
8. Văn bản điện tử: là văn bản được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu.
9. Gói thầu EPC: là gói thầu bao gồm toàn bộ các công việc thiết kế, cung cấp thiết bị, vật tư và xây lắp.

Điều 3.2.NĐ.3. Giải thích thuật ngữ
(Điều 3, Nghị định 90/2008/NĐ-CP ngày 13/08/2008 của Chính phủ về chống thư rác có hiệu lực kể từ ngày 11/09/2008)
Trong phạm vi Nghị định này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Thư rác (spam) là thư điện tử, tin nhắn được gửi đến người nhận mà người nhận đó không mong muốn hoặc không có trách nhiệm phải tiếp nhận theo quy định của pháp luật. Thư rác trong Nghị định này bao gồm thư điện tử rác và tin nhắn rác.
2. Thông điệp dữ liệu là thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử.
3. Cơ sở hạ tầng thông tin là hệ thống trang thiết bị phục vụ cho việc sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số, bao gồm mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính và cơ sở dữ liệu.
4. Thư điện tử là thông điệp dữ liệu được gửi đến một hoặc nhiều địa chỉ thư điện tử thông qua cơ sở hạ tầng thông tin.
5. Địa chỉ điện tử là địa chỉ mà người sử dụng có thể nhận hoặc gửi thông điệp dữ liệu thông qua cơ sở hạ tầng thông tin.
6. Địa chỉ thư điện tử là địa chỉ được sử dụng để gửi hoặc nhận thư điện tử, bao gồm tên truy nhập của người sử dụng kết hợp với tên miền Internet.
7. Tin nhắn là thông điệp dữ liệu được gửi đến điện thoại, máy nhắn tin hoặc thiết bị có chức năng nhận tin nhắn.
8. Tiêu đề thư điện tử là phần thông tin được gắn kèm với phần nội dung thư điện tử bao gồm thông tin về nguồn gốc, đích đến, tuyến đường đi, chủ đề và những thông tin khác về thư điện tử đó.
9. Chủ đề thư điện tử là một phần của tiêu đề nhằm trích yếu nội dung thư điện tử.
10. Tiêu đề tin nhắn là phần thông tin được gắn kèm với phần nội dung tin nhắn bao gồm nhưng không giới hạn nguồn gốc, thời gian gửi tin nhắn.
11. Thư điện tử quảng cáo, tin nhắn quảng cáo là thư điện tử, tin nhắn nhằm giới thiệu đến người tiêu dùng về các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh, hoạt động xã hội, hàng hoá, dịch vụ bao gồm cả dịch vụ có mục đích sinh lời và dịch vụ không có mục đích sinh lời.
12. Người quảng cáo là tổ chức, cá nhân có nhu cầu quảng cáo về hoạt động kinh doanh, hàng hoá, dịch vụ của mình.
13. Nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo là tổ chức cung cấp dịch vụ gửi thư điện tử, tin nhắn quảng cáo đến người nhận.
14. Mã số quản lý là mã số được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp cho nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo bằng thư điện tử, nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo bằng tin nhắn, nhà cung cấp dịch vụ tin nhắn qua mạng Internet khi chấp thuận hồ sơ đăng ký của đối tượng này.
15. Mã sản phẩm là mã số do nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo gán cho từng sản phẩm. Mã sản phẩm có thể bao gồm thông tin về nhóm sản phẩm nhằm mục đích phân loại các sản phẩm quảng cáo.
16. Người sở hữu địa chỉ điện tử là người tạo ra hoặc được cấp địa chỉ điện tử đó.

Điều3.2.L.5.Chính sách của Nhà nước về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin
(Điều 1 Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 của Quốc hội có hiệu lực kể từ ngày  01 tháng 01 năm 2007)
1. Ưu tiên ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
2. Tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đối ngoại, quốc phòng, an ninh; thúc đẩy công nghiệp công nghệ thông tin phát triển thành ngành kinh tế trọng điểm, đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa và xuất khẩu.
3. Khuyến khích đầu tư cho lĩnh vực công nghệ thông tin.
4. Ưu tiên dành một khoản ngân sách nhà nước để ứng dụng công nghệ thông tin trong một số lĩnh vực thiết yếu, tạo lập nền công nghiệp công nghệ thông tin và phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin.
5. Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia.
6. Có chính sách ưu đãi để tổ chức, cá nhân có hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin đối với nông nghiệp; nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người có hoàn cảnh khó khăn.
7. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.
8. Tăng cường giao lưu và hợp tác quốc tế; khuyến khích hợp tác với tổ chức, cá nhân Việt Nam ở nước ngoài trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
 

Điều3.2.L.6.Nội dung quản lý nhà nước về công nghệ thông tin
(Điều 1 Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 của Quốc hội có hiệu lực kể từ ngày  01 tháng 01 năm 2007)
1. Xây dựng, tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.
2. Xây dựng, ban hành, tuyên truyền, phổ biến, tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
3. Quản lý an toàn, an ninh thông tin trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin.
4. Tổ chức quản lý và sử dụng tài nguyên thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia.
5. Quản lý và tạo điều kiện thúc đẩy công tác hợp tác quốc tế về công nghệ thông tin.
6. Quản lý, đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin.
7. Xây dựng cơ chế, chính sách và các quy định liên quan đến sản phẩm, dịch vụ công ích trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
8. Xây dựng cơ chế, chính sách và các quy định về việc huy động nguồn lực công nghệ thông tin phục vụ quốc phòng, an ninh và các trường hợp khẩn cấp quy định tại Điều 14 của Luật này.
 9. Quản lý thống kê về công nghệ thông tin.
 10. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

Điều 3.2.NĐ.4. Nội dung quản lý nhà nước về công nghiệp công nghệ thông tin
(Điều 4 Nghị định 71/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 03/05/2007 về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Công nghệ thông tin về công nghiệp công nghệ thông tin có hiệu lực kể từ ngày 08/06/2007)
1. Xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển công nghiệp công nghệ thông tin.
2. Xây dựng, ban hành, tuyên truyền, phổ biến, tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về công nghiệp công nghệ thông tin.
3. Xây dựng, ban hành quy định về tiêu chuẩn, chất lượng áp dụng trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ thông tin; quản lý an toàn, an ninh thông tin trong hoạt động công nghiệp công nghệ thông tin.
4. Cấp, tạm đình chỉ, đình chỉ, thu hồi các loại giấy chứng nhận, chứng chỉ về công nghiệp công nghệ thông tin.
5. Hợp tác quốc tế về công nghiệp công nghệ thông tin.
6. Quản lý đầu tư trong hoạt động công nghiệp công nghệ thông tin theo quy định của pháp luật.
7. Quản lý và phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp công nghệ thông tin.
8. Tổ chức quản lý, sử dụng tài nguyên, cơ sở dữ liệu quốc gia về công nghiệp công nghệ thông tin.
9. Quản lý, thực hiện báo cáo thống kê công nghiệp công nghệ thông tin theo quy định của pháp luật.
10. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại; tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ thông tin.
11. Huy động cơ sở hạ tầng thông tin và thiết bị công nghiệp công nghệ thông tin phục vụ quốc phòng, an ninh và các trường hợp khẩn cấp khác theo quy định của pháp luật.

Điều3.2.L.7.Trách nhiệm quản lý nhà nước về công nghệ thông tin
(Điều 1 Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 của Quốc hội có hiệu lực kể từ ngày  01 tháng 01 năm 2007)
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công nghệ thông tin.
2. Bộ Bưu chính, Viễn thông chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan thực hiện quản lý nhà nước về công nghệ thông tin.
 3. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Bưu chính, Viễn thông thực hiện quản lý nhà nước về công nghệ thông tin theo phân công của Chính phủ.
 4. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về công nghệ thông tin tại địa phương.
 5. Việc tổ chức thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước do Chính phủ quy định.

Điều 3.2.NĐ.5. Trách nhiệm quản lý nhà nước về công nghiệp công nghệ thông tin
(Điều 5 Nghị định 71/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 03/05/2007 về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Công nghệ thông tin về công nghiệp công nghệ thông tin có hiệu lực kể từ ngày 08/06/2007)
1. Bộ Bưu chính, Viễn thông chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan thực hiện quản lý nhà nước về công nghiệp công nghệ thông tin.
2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Bưu chỉnh, Viễn thông trong việc quản lý nhà nước về công nghiệp công nghệ thông tin.
3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trưng ương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp công nghệ thông tin trong phạm vi địa phương theo quy định của Chính phủ.
Sở Bưu chính, Viễn thông là cơ quan giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp công nghệ thông tin tại địa phương.
 

Điều3.2.L.8.Quyền của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin
(Điều 1 Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 của Quốc hội có hiệu lực kể từ ngày  01 tháng 01 năm 2007)
1. Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin có các quyền sau đây:
a) Tìm kiếm, trao đổi, sử dụng thông tin trên môi trường mạng, trừ thông tin có nội dung quy định tại khoản 00 của Luật này;
b) Yêu cầu khôi phục thông tin của mình hoặc khôi phục khả năng truy nhập đến nguồn thông tin của mình trong trường hợp nội dung thông tin đó không vi phạm quy định tại khoản 00 của Luật này;
c) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật trong trường hợp bị từ chối việc khôi phục thông tin hoặc khôi phục khả năng truy nhập đến nguồn thông tin đó;
d) Phân phát các địa chỉ liên lạc có trên môi trường mạng khi có sự đồng ý của chủ sở hữu địa chỉ liên lạc đó;
đ) Từ chối cung cấp hoặc nhận trên môi trường mạng sản phẩm, dịch vụ trái với quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm về việc đó.
2. Tổ chức, cá nhân tham gia phát triển công nghệ thông tin có các quyền sau đây:
a) Nghiên cứu và phát triển sản phẩm công nghệ thông tin;
b) Sản xuất sản phẩm công nghệ thông tin; số hóa, duy trì và làm tăng giá trị các nguồn tài nguyên thông tin.
3. Cơ quan nhà nước có quyền từ chối nhận thông tin trên môi trường mạng nếu độ tin cậy và bí mật của thông tin đó được truyền đưa qua môi trường mạng không được bảo đảm.

Điều3.2.L.9.Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin
(Điều 1 Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 của Quốc hội có hiệu lực kể từ ngày  01 tháng 01 năm 2007)
1. Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin phải chịu trách nhiệm về nội dung thông tin số của mình trên môi trường mạng.
2. Tổ chức, cá nhân khi hoạt động kinh doanh trên môi trường mạng phải thông báo công khai trên môi trường mạng những thông tin có liên quan, bao gồm:
a. Tên, địa chỉ địa lý, số điện thoại, địa chỉ thư điện tử;
b. Thông tin về quyết định thành lập, giấy phép hoạt động hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (nếu có);
c. Tên cơ quan quản lý nhà cung cấp (nếu có);
d. Thông tin về giá, thuế, chi phí vận chuyển (nếu có) của hàng hóa, dịch vụ.
3. Tổ chức, cá nhân tham gia phát triển công nghệ thông tin có trách nhiệm sau đây:
a) Bảo đảm tính trung thực của kết quả nghiên cứu - phát triển;
b) Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu cơ sở dữ liệu và không gây cản trở cho việc sử dụng cơ sở dữ liệu đó khi thực hiện hành vi tái sản xuất, phân phối, quảng bá, truyền đưa, cung cấp nội dung hợp thành cơ sở dữ liệu đó.
4. Khi hoạt động trên môi trường mạng, cơ quan nhà nước có trách nhiệm sau đây:
a) Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng về các hoạt động thực hiện trên môi trường mạng theo quy định tại khoản 00 của Luật này;
b) Thông báo cho tổ chức, cá nhân có liên quan địa chỉ liên hệ của cơ quan đó trên môi trường mạng;
c) Trả lời theo thẩm quyền văn bản của tổ chức, cá nhân gửi đến cơ quan nhà nước thông qua môi trường mạng;
d) Cung cấp trên môi trường mạng thông tin phục vụ lợi ích công cộng, thủ tục hành chính;
đ) Sử dụng chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử;
e) Bảo đảm độ tin cậy và bí mật của nội dung thông tin trong việc gửi, nhận văn bản trên môi trường mạng;
g) Bảo đảm tính chính xác, đầy đủ, kịp thời của thông tin, văn bản được trao đổi, cung cấp và lấy ý kiến trên môi trường mạng;
h) Bảo đảm hệ thống thiết bị cung cấp thông tin, lấy ý kiến trên môi trường mạng hoạt động cả trong giờ và ngoài giờ làm việc, trừ trường hợp bất khả kháng;
i) Thực hiện việc cung cấp thông tin và lấy ý kiến qua trang thông tin điện tử phải tuân thủ quy định tại 0 của Luật này.

Điều3.2.L.10.Thanh tra về công nghệ thông tin
(Điều 1 Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 của Quốc hội có hiệu lực kể từ ngày  01 tháng 01 năm 2007)
1. Thanh tra Bộ Bưu chính, Viễn thông thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về công nghệ thông tin.
2. Tổ chức và hoạt động của thanh tra về công nghệ thông tin thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.

Điều3.2.L.11.Hội, hiệp hội về công nghệ thông tin
(Điều 1 Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 của Quốc hội có hiệu lực kể từ ngày  01 tháng 01 năm 2007)
1. Hội, hiệp hội về công nghệ thông tin có trách nhiệm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.
2. Hội, hiệp hội về công nghệ thông tin được tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật về hội.

Điều3.2.L.12.Các hành vi bị nghiêm cấm
(Điều 1Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 của Quốc hội có hiệu lực kể từ ngày  01 tháng 01 năm 2007)
1. Cản trở hoạt động hợp pháp hoặc hỗ trợ hoạt động bất hợp pháp về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin; cản trở bất hợp pháp hoạt động của hệ thống máy chủ tên miền quốc gia; phá hoại cơ sở hạ tầng thông tin, phá hoại thông tin trên môi trường mạng.
2. Cung cấp, trao đổi, truyền đưa, lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm mục đích sau đây:
a) Chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phá hoại khối đoàn kết toàn dân;
b) Kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước, kích động dâm ô, đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục của dân tộc;
c) Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và những bí mật khác đã được pháp luật quy định;
d) Xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của công dân;
đ) Quảng cáo, tuyên truyền hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục cấm đã được pháp luật quy định.
3. Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động công nghệ thông tin; sản xuất, lưu hành sản phẩm công nghệ thông tin trái pháp luật; giả mạo trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân khác; tạo đường dẫn trái phép đối với tên miền của tổ chức, cá nhân sử dụng hợp pháp tên miền đó.

Chương II
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Mục 1
QUY ĐỊNH CHUNG VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Điều3.2.L.13.Nguyên tắc chung về hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin

(Điều 1 Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 của Quốc hội có hiệu lực kể từ ngày  01 tháng 01 năm 2007)
1. Tổ chức, cá nhân có quyền tiến hành các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội, đối ngoại, quốc phòng, an ninh; hoạt động phòng, chống lụt, bão, thiên tai, thảm họa khác, cứu hộ, cứu nạn và các hoạt động khác được Nhà nước khuyến khích.
3. Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động viễn thông, hoạt động phát thanh, truyền hình trên môi trường mạng phải thực hiện các quy định của pháp luật về viễn thông, báo chí và các quy định của Luật này.

Điều3.2.L.14.Ưu tiên ứng dụng công nghệ thông tin trong trường hợp khẩn cấp
(Điều 1 Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 của Quốc hội có hiệu lực kể từ ngày  01 tháng 01 năm 2007)
1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định huy động một phần hoặc toàn bộ cơ sở hạ tầng thông tin để ưu tiên phục vụ cho việc ứng dụng công nghệ thông tin khi có một trong các trường hợp khẩn cấp sau đây:
a) Phục vụ phòng, chống lụt, bão, hỏa hoạn, thiên tai, thảm họa khác;
b) Phục vụ cấp cứu và phòng, chống dịch bệnh;
c) Phục vụ cứu nạn, cứu hộ;
d) Phục vụ quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, phòng, chống tội phạm.
2. Chính phủ quy định cụ thể việc ưu tiên ứng dụng công nghệ thông tin trong các trường hợp khẩn cấp.

Điều 3.2.L.15. Quản lý và sử dụng thông tin số
(Điều 1 Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 của Quốc hội có hiệu lực kể từ ngày  01 tháng 01 năm 2007)
1. Tổ chức, cá nhân có quyền tự do sử dụng thông tin số vào mục đích chính đáng, phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền chịu trách nhiệm thực hiện các biện pháp bảo đảm việc truy nhập và sử dụng thuận lợi thông tin số.
3. Việc cung cấp, trao đổi, truyền đưa, lưu trữ, sử dụng thông tin số phải bảo đảm không vi phạm quy định tại khoản 00 của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
4. Tổ chức, cá nhân không được trích dẫn nội dung thông tin số của tổ chức, cá nhân khác trong trường hợp chủ sở hữu thông tin số đã có cảnh báo hoặc pháp luật quy định việc trích dẫn thông tin là không được phép.
5. Trường hợp được phép trích dẫn thông tin số, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm nêu rõ nguồn của thông tin đó.

Điều 3.2.L.16. Truyền đưa thông tin số
(Điều 1 Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 của Quốc hội có hiệu lực kể từ ngày  01 tháng 01 năm 2007)
1. Tổ chức, cá nhân có quyền truyền đưa thông tin số của tổ chức, cá nhân khác phù hợp với quy định của Luật này.
2. Tổ chức, cá nhân truyền đưa thông tin số của tổ chức, cá nhân khác không phải chịu trách nhiệm về nội dung thông tin được lưu trữ tự động, trung gian, tạm thời do yêu cầu kỹ thuật nếu hoạt động lưu trữ tạm thời nhằm mục đích phục vụ cho việc truyền đưa thông tin và thông tin được lưu trữ trong khoảng thời gian đủ để thực hiện việc truyền đưa.
3. Tổ chức, cá nhân truyền đưa thông tin số có trách nhiệm tiến hành kịp thời các biện pháp cần thiết để ngăn chặn việc truy nhập thông tin hoặc loại bỏ thông tin trái pháp luật theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
4. Tổ chức, cá nhân truyền đưa thông tin số của tổ chức, cá nhân khác không phải chịu trách nhiệm về nội dung thông tin đó, trừ trường hợp thực hiện một trong các hành vi sau đây:
a) Chính mình bắt đầu việc truyền đưa thông tin;
b) Lựa chọn người nhận thông tin được truyền đưa;
c) Lựa chọn và sửa đổi nội dung thông tin được truyền đưa.

Điều 3.2.L.17. Lưu trữ tạm thời thông tin số
(Điều 1 Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 của Quốc hội có hiệu lực kể từ ngày  01 tháng 01 năm 2007)
1. Tổ chức, cá nhân có quyền lưu trữ tạm thời thông tin số của tổ chức, cá nhân khác.
2. Tổ chức, cá nhân lưu trữ tạm thời thông tin số của tổ chức, cá nhân khác không phải chịu trách nhiệm về nội dung thông tin đó, trừ trường hợp thực hiện một trong các hành vi sau đây:
a) Sửa đổi nội dung thông tin;
b) Không tuân thủ quy định về truy nhập hoặc cập nhật nội dung thông tin;
c) Thu thập dữ liệu bất hợp pháp thông qua việc lưu trữ thông tin tạm thời;
d) Tiết lộ bí mật thông tin.

Điều 3.2.L.18. Cho thuê chỗ lưu trữ thông tin số
(Điều 1 Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 của Quốc hội có hiệu lực kể từ ngày  01 tháng 01 năm 2007)
1. Cho thuê chỗ lưu trữ thông tin số là dịch vụ cho thuê dung lượng thiết bị lưu trữ để lưu trữ thông tin trên môi trường mạng.
2. Nội dung thông tin số lưu trữ không được vi phạm quy định tại khoản 00 của Luật này.
3. Tổ chức, cá nhân cho thuê chỗ lưu trữ thông tin số có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc xác định danh sách chủ sở hữu thuê chỗ lưu trữ thông tin số để thiết lập trang thông tin điện tử và danh sách chủ sở hữu thông tin số được lưu trữ bởi tổ chức, cá nhân đó;
b) Tiến hành kịp thời các biện pháp cần thiết để ngăn chặn việc truy nhập thông tin số hoặc loại bỏ thông tin số trái pháp luật theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Ngừng cho tổ chức, cá nhân khác thuê chỗ lưu trữ thông tin số trong trường hợp tự mình phát hiện hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo cho biết thông tin đang được lưu trữ là trái pháp luật;
d) Bảo đảm bí mật thông tin của tổ chức, cá nhân thuê chỗ lưu trữ thông tin.
 

Điều3.2.L.19. Công cụ tìm kiếm thông tin số
(Điều 1 Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 của Quốc hội có hiệu lực kể từ ngày  01 tháng 01 năm 2007)
1. Công cụ tìm kiếm thông tin số là chương trình máy tính tiếp nhận yêu cầu tìm kiếm thông tin số, thực hiện việc tìm kiếm thông tin số và gửi lại thông tin số tìm kiếm được.
2. Nhà nước có chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân phát triển, cung cấp công cụ tìm kiếm thông tin số.
3. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ngừng cung cấp cho tổ chức, cá nhân khác công cụ tìm kiếm đến các nguồn thông tin số trong trường hợp tự mình phát hiện hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo cho biết thông tin đó là trái pháp luật.
 

Điều 3.2.L.20. Theo dõi, giám sát nội dung thông tin số
(Điều 1Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 của Quốc hội có hiệu lực kể từ ngày  01 tháng 01 năm 2007)
1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền chịu trách nhiệm theo dõi, giám sát thông tin số; điều tra các hành vi vi phạm pháp luật xảy ra trong quá trình truyền đưa hoặc lưu trữ thông tin số.
2. Tổ chức, cá nhân tham gia ứng dụng công nghệ thông tin không phải chịu trách nhiệm theo dõi, giám sát thông tin số của tổ chức, cá nhân khác, điều tra các hành vi vi phạm pháp luật xảy ra trong quá trình truyền đưa hoặc lưu trữ thông tin số của tổ chức, cá nhân khác, trừ trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.

Điều 3.2.L.21. Thu thập, xử lý và sử dụng thông tin cá nhân trên môi trường mạng
(Điều 1 Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 của Quốc hội có hiệu lực kể từ ngày  01 tháng 01 năm 2007)
1. Tổ chức, cá nhân thu thập, xử lý và sử dụng thông tin cá nhân của người khác trên môi trường mạng phải được người đó đồng ý, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Tổ chức, cá nhân thu thập, xử lý và sử dụng thông tin cá nhân của người khác có trách nhiệm sau đây:
a) Thông báo cho người đó biết về hình thức, phạm vi, địa điểm và mục đích của việc thu thập, xử lý và sử dụng thông tin cá nhân của người đó;
b) Sử dụng đúng mục đích thông tin cá nhân thu thập được và chỉ lưu trữ những thông tin đó trong một khoảng thời gian nhất định theo quy định của pháp luật hoặc theo thoả thuận giữa hai bên;
c) Tiến hành các biện pháp quản lý, kỹ thuật cần thiết để bảo đảm thông tin cá nhân không bị mất, đánh cắp, tiết lộ, thay đổi hoặc phá huỷ;
d) Tiến hành ngay các biện pháp cần thiết khi nhận được yêu cầu kiểm tra lại, đính chính hoặc hủy bỏ theo quy định tại khoản 00 của Luật này; không được cung cấp hoặc sử dụng thông tin cá nhân liên quan cho đến khi thông tin đó được đính chính lại.
3. Tổ chức, cá nhân có quyền thu thập, xử lý và sử dụng thông tin cá nhân của người khác mà không cần sự đồng ý của người đó trong trường hợp thông tin cá nhân đó được sử dụng cho mục đích sau đây:
a) Ký kết, sửa đổi hoặc thực hiện hợp đồng sử dụng thông tin, sản phẩm, dịch vụ trên môi trường mạng;
b) Tính giá, cước sử dụng thông tin, sản phẩm, dịch vụ trên môi trường mạng;
c) Thực hiện nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều 3.2.L.22. Lưu trữ, cung cấp thông tin cá nhân trên môi trường mạng
(Điều 1 Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 của Quốc hội có hiệu lực kể từ ngày  01 tháng 01 năm 2007)
1. Cá nhân có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân lưu trữ thông tin cá nhân của mình trên môi trường mạng thực hiện việc kiểm tra, đính chính hoặc hủy bỏ thông tin đó.
2. Tổ chức, cá nhân không được cung cấp thông tin cá nhân của người khác cho bên thứ ba, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc có sự đồng ý của người đó.
3. Cá nhân có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm trong việc cung cấp thông tin cá nhân.
 

Điều 3.2.L.23. Thiết lập trang thông tin điện tử
(Điều 1 Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 của Quốc hội có hiệu lực kể từ ngày  01 tháng 01 năm 2007)
1. Tổ chức, cá nhân có quyền thiết lập trang thông tin điện tử theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm quản lý nội dung và hoạt động trang thông tin điện tử của mình.
2. Tổ chức, cá nhân sử dụng tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” khi thiết lập trang thông tin điện tử không cần thông báo với Bộ Bưu chính, Viễn thông. Tổ chức, cá nhân khi thiết lập trang thông tin điện tử không sử dụng tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” phải thông báo trên môi trường mạng với Bộ Bưu chính, Viễn thông những thông tin sau đây:
a) Tên tổ chức ghi trong quyết định thành lập, giấy phép hoạt động, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép mở văn phòng đại diện; tên cá nhân;
b) Số, ngày cấp, nơi cấp chứng minh thư nhân dân hoặc số, ngày cấp, nơi cấp hộ chiếu của cá nhân;
c) Địa chỉ trụ sở chính của tổ chức hoặc nơi thường trú của cá nhân;
d) Số điện thoại, số fax, địa chỉ thư điện tử;
đ) Các tên miền đã đăng ký.   
3. Tổ chức, cá nhân phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của các thông tin quy định tại khoản 2 Điều này, khi thay đổi thông tin  thì phải thông báo về sự thay đổi đó.
4. Trang thông tin điện tử được sử dụng cho hoạt động báo chí phải thực hiện quy định của Luật này, pháp luật về báo chí và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
5. Trang thông tin điện tử được sử dụng cho hoạt động kinh tế - xã hội, đối ngoại, quốc phòng, an ninh phải thực hiện quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Mục 2
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG
CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC

Điều 3.2.L.24. Nguyên tắc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước
(Điều 1 Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 của Quốc hội có hiệu lực kể từ ngày  01 tháng 01 năm 2007)
1. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước phải được ưu tiên, bảo đảm tính công khai, minh bạch nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước; tạo điều kiện để nhân dân thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ công dân.
2. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước phải thúc đẩy chương trình đổi mới hoạt động của cơ quan nhà nước và chương trình cải cách hành chính.
3. Việc cung cấp, trao đổi thông tin phải bảo đảm chính xác và phù hợp với mục đích sử dụng.
4. Quy trình, thủ tục hoạt động phải công khai, minh bạch.
5. Sử dụng thống nhất tiêu chuẩn, bảo đảm tính tương thích về công nghệ trong toàn bộ hệ thống thông tin của các cơ quan nhà nước.
6. Bảo đảm an ninh, an toàn, tiết kiệm và có hiệu quả.
7. Người đứng đầu cơ quan nhà nước phải chịu trách nhiệm về việc ứng dụng công nghệ thông tin thuộc thẩm quyền quản lý của mình.

 Điều 3.2.L.25. Điều kiện để triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước
(Điều 1 Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 của Quốc hội có hiệu lực kể từ ngày  01 tháng 01 năm 2007)
1. Cơ quan nhà nước có trách nhiệm chuẩn bị các điều kiện để triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan mình.
2. Chính phủ quy định cụ thể các điều kiện bảo đảm cho ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước; xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước với các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Lộ trình thực hiện các hoạt động trên môi trường mạng của các cơ quan nhà nước;
b) Các ngành, lĩnh vực có tác động lớn đến phát triển kinh tế - xã hội cần ưu tiên ứng dụng công nghệ thông tin;
c) Việc chia sẻ, sử dụng chung thông tin số;
d) Lĩnh vực được ưu tiên, khuyến khích nghiên cứu - phát triển, hợp tác quốc tế, phát triển nguồn nhân lực và xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin đáp ứng yêu cầu ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước trong từng giai đoạn;
đ) Nguồn tài chính bảo đảm cho ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước;
e) Các chương trình, đề án, dự án trọng điểm về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước.

Điều 3.2.L.26. Nội dung ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước
(Điều 1 Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 của Quốc hội có hiệu lực kể từ ngày  01 tháng 01 năm 2007)
1. Xây dựng và sử dụngcơ sở hạ tầng thông tin phục vụ cho hoạt động của cơ quan nhà nước và hoạt động trao đổi, cung cấp thông tin giữa cơ quan nhà nước với tổ chức, cá nhân.
2. Xây dựng, thu thập và duy trì cơ sở dữ liệu phục vụ cho hoạt động của cơ quan và phục vụ lợi ích công cộng.
3. Xây dựng các biểu mẫu phục vụ cho việc trao đổi, cung cấp thông tin và lấy ý kiến góp ý của tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng.
4. Thiết lập trang thông tin điện tử phù hợp với quy định tại 0 và 0 của Luật này.
5. Cung cấp, chia sẻ thông tin với cơ quan khác của Nhà nước.
6. Thực hiện việc cung cấp dịch vụ công trên môi trường mạng.
7. Xây dựng, thực hiện kế hoạch đào tạo, nâng cao nhận thức và trình độ ứng dụng công nghệ thông tin của cán bộ, công chức.
8. Thực hiện hoạt động trên môi trường mạng theo quy định tại 0 của Luật này.

Điều 3.2.TT. 3. Sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin sản xuất trong nước được ưu tiên đầu tư, mua sắm
(Điều 1. Thông tư 01/2014/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông ngày 20/02/2014 về việc quy định chi tiết về ưu tiên đầu tư, mua sắm sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin sản xuất trong nước sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước có hiệu lực kể từ ngày 08/04/2014)
Sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin sản xuất trong nước được ưu tiên khi đầu tư, mua sắm sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước hoặc vốn có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước (sau đây gọi tắt là sản phẩm, dịch vụ trong nước) là các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng các điều kiện sau:
1. Thuộc Danh mục sản phẩm, dịch vụ trong nước (sau đây gọi tắt là Danh mục) quy định tại Điều 4 Thông tư này;
2. Đáp ứng các tiêu chí chung quy định tại Điều 5 và tiêu chí cụ thể đối với từng loại sản phẩm, dịch vụ quy định tại Điều 6 Thông tư này.

Điều 3.2.TT.4. Quy định về Danh mục sản phẩm, dịch vụ trong nước
(Điều 1. Thông tư 01/2014/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông ngày 20/02/2014 về việc quy định chi tiết về ưu tiên đầu tư, mua sắm sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin sản xuất trong nước sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước có hiệu lực kể từ ngày 08/04/2014)
1. Danh mục được quy định tại Phụ lục số I kèm theo Thông tư này.
2. Danh mục sẽ được cập nhật, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn phát triển.

Điều 3.2.TT.5. Tiêu chí chung xác định sản phẩm, dịch vụ trong nước
(Điều 1. Thông tư 01/2014/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông ngày 20/02/2014 về việc quy định chi tiết về ưu tiên đầu tư, mua sắm sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin sản xuất trong nước sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước có hiệu lực kể từ ngày 08/04/2014)
Sản phẩm, dịch vụ trong nước có các tiêu chí chung như sau:
1. Được sản xuất tại Việt Nam, bởi doanh nghiệp mà trong đó các pháp nhân và thể nhân Việt Nam nắm quyền kiểm soát chi phối và nắm giữ cổ phần chi phối (đối với công ty cổ phần) hoặc nắm giữ phần vốn góp chi phối (đối với các loại hình doanh nghiệp khác);
2. Đã được đăng ký thương hiệu và được bảo hộ theo quy định của pháp luật Việt Nam, hoặc đã đăng ký và hoàn tất các yêu cầu, điều kiện để cung cấp sản phẩm, dịch vụ (nếu có) theo quy định của pháp luật Việt Nam;
3. Có tài liệu kỹ thuật hoặc tài liệu hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt;
4. Có thông báo rõ ràng các điều khoản cam kết về bảo hành, trách nhiệm của nhà cung cấp, chính sách hậu mãi và chính sách liên quan khác.

Điều 3.2.TT.6. Tiêu chí cụ thể xác định sản phẩm, dịch vụ trong nước

(Điều 1. Thông tư 01/2014/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông ngày 20/02/2014 về việc quy định chi tiết về ưu tiên đầu tư, mua sắm sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin sản xuất trong nước sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước có hiệu lực kể từ ngày 08/04/2014)
Sản phẩm, dịch vụ trong nước có các tiêu chí cụ thể như sau:
1. Đối với sản phẩm phần cứng, điện tử:
a) Doanh thu từ sản phẩm phải đạt tối thiểu 10 tỷ đồng/01 năm trong 02 năm liên tiếp gần nhất, hoặc có tối thiểu 05 cơ quan nhà nước, hoặc 10 tổ chức, doanh nghiệp hoặc 500 cá nhân đã và đang sử dụng sản phẩm;
b) Chi phí sản xuất trong nước của sản phẩm chiếm tỉ lệ từ 20% trở lên trong tổng chi phí sản xuất ra sản phẩm đó, hoặc có tối thiểu 50 lao động Việt Nam có chuyên môn về phần cứng, điện tử đang làm việc ổn định từ 01 năm trở lên, bao gồm các cán bộ nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R&D), kiểm tra chất lượng, kỹ sư và công nhân trực tiếp sản xuất về phần cứng, điện tử;
c) Sản phẩm đã công bố phù hợp với Tiêu chuẩn Quốc gia và đã được chứng nhận và công bố hợp quy đối với sản phẩm thuộc Danh mục sản phẩm hàng hóa chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông bắt buộc phải chứng nhận và công bố hợp quy hoặc sản phẩm đã được công bố hợp quy đối với sản phẩm thuộc Danh mục sản phẩm hàng hóa chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông bắt buộc phải công bố hợp quy;
d) Sản phẩm được sản xuất bởi tổ chức, doanh nghiệp đạt ít nhất một trong các chuẩn quản lý chất lượng, môi trường cho hoạt động sản xuất phần cứng, điện tử sau: TCVN ISO 9001:2008; TCVN ISO 14001:2004; TCVN ISO 17025:2005, hoặc tương đương.
2. Đối với sản phẩm phần mềm:
a) Doanh thu từ sản phẩm phải đạt tối thiểu 500 triệu đồng/01 năm trong 02 năm liên tiếp gần nhất, hoặc có tối thiểu 02 cơ quan nhà nước, hoặc 05 tổ chức, doanh nghiệp, hoặc 500 cá nhân đã và đang sử dụng sản phẩm;
b) Các chức năng, tính năng kỹ thuật phù hợp với các yêu cầu nghiệp vụ hoặc quy định, hướng dẫn tương ứng về ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước (nếu có), hoặc sản phẩm được phát triển từ phần mềm nguồn mở, tuân thủ chuẩn mở;
c) Chi phí sản xuất trong nước của sản phẩm chiếm tỉ lệ từ 30% trở lên trong tổng chi phí sản xuất ra sản phẩm đó, hoặc có tối thiểu 20 lao động Việt Nam có chuyên môn về phần mềm đang làm việc ổn định từ 01 năm trở lên, bao gồm các cán bộ nghiên cứu và phát triển (R&D), kiểm tra đảm bảo chất lượng, kỹ sư và lập trình viên;
d) Sản phẩm phải được sản xuất bởi tổ chức, doanh nghiệp đạt chứng chỉ cho hoạt động sản xuất phần mềm theo chuẩn CMMI mức 3 trở lên, hoặc TCVN ISO 9001:2008, hoặc sản phẩm có điểm mô hình độ chín nguồn mở (OSMM) từ 60 điểm trở lên, hoặc mô hình điểm ngưỡng thất bại (PoF) từ 50 điểm trở xuống.
3. Đối với sản phẩm nội dung thông tin số:
a) Sản phẩm phải tuân thủ pháp luật về cung cấp, sử dụng nội dung, thông tin trên mạng (nếu là sản phẩm được cung cấp qua mạng);
b) Doanh thu từ sản phẩm phải đạt tối thiểu 2 tỷ đồng/01 năm trong 02 năm liên tiếp gần nhất, hoặc có tối thiểu 20 tổ chức, doanh nghiệp, hoặc tối thiểu 500 cá nhân đã và đang sử dụng sản phẩm;
c) Chi phí sản xuất trong nước của sản phẩm chiếm tỉ lệ từ 30% trở lên trong tổng chi phí sản xuất ra sản phẩm đó, hoặc có tối thiểu 20 lao động Việt Nam có chuyên môn về phần mềm hoặc nội dung số đang làm việc ổn định từ 01 năm trở lên, bao gồm các cán bộ nghiên cứu và phát triển (R&D), kiểm tra đảm bảo chất lượng, kỹ sư và lập trình viên.
4. Đối với dịch vụ công nghệ thông tin:
a) Doanh thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ phải đạt tối thiểu 2 tỷ đồng/01 năm trong 02 năm liên tiếp gần nhất, hoặc có tối thiểu 05 tổ chức, doanh nghiệp đã và đang sử dụng dịch vụ;
b) Được cung cấp bởi tổ chức, doanh nghiệp có hệ thống quản lý chất lượng dịch vụ theo tiêu chuẩn ISO, ưu tiên các tổ chức, doanh nghiệp đạt chuẩn TCVN ISO 27001;
c) Đối với các dịch vụ có liên quan đến các dữ liệu của khách hàng, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phải có các biện pháp đảm bảo an toàn, bí mật thông tin, dữ liệu của khách hàng.

Điều 3.2.TT.7. Công bố sản phẩm, dịch vụ trong nước
(Điều 1. Thông tư 01/2014/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông ngày 20/02/2014 về việc quy định chi tiết về ưu tiên đầu tư, mua sắm sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin sản xuất trong nước sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước có hiệu lực kể từ ngày 08/04/2014)
1. Đối với các sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin đạt tiêu chí chung quy định tại Điều 5 và tiêu chí cụ thể đối với từng loại sản phẩm, dịch vụ quy định tại Điều 6 Thông tư này, tổ chức, doanh nghiệp có trách nhiệm:
a) Công bố sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin đạt các tiêu chí được ưu tiên đầu tư, mua sắm theo mẫu tại Phụ lục số II kèm theo Thông tư này trên phương tiện thông tin đại chúng và trang thông tin điện tử của mình (nếu có), đồng thời chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin liên quan đến sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin đã công bố;
b) Thông báo thông tin liên quan đến sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin đã công bố tới Bộ Thông tin và Truyền thông (Vụ Công nghệ thông tin – 18 Nguyễn Du, Hai Bà Trưng, Hà Nội) theo  mẫu tại Phụ lục số III kèm theo Thông tư này;
c) Công bố bổ sung hoặc thay đổi thông tin về sản phẩm, dịch vụ khi có sự thay đổi về sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin đã công bố trên phương tiện thông tin đại chúng và trang thông tin điện tử của mình và thông báo về Bộ Thông tin và Truyền thông (Vụ Công nghệ thông tin) theo mẫu tại Phụ lục số IV kèm theo Thông tư này;
d) Trong trường hợp ngừng cung cấp hoặc ngừng hỗ trợ đối với sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin đã công bố, tổ chức, doanh nghiệp phải thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử của mình (nếu có) và thông báo tới Bộ Thông tin và Truyền thông (Vụ Công nghệ thông tin) theo mẫu tại Phụ lục số V kèm theo Thông tư này;
đ) Đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin như thông tin đã công bố.
2. Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được thông báo của tổ chức, doanh nghiệp (gửi theo mẫu tại Phụ lục số III hoặc Phụ lục số IV hoặc Phụ lục số V kèm theo Thông tư này), Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm:
a) Xem xét, đăng tải thông tin về sản phẩm, dịch vụ của tổ chức, doanh nghiệp lên cổng thông tin điện tử tại địa chỉ www.mic.gov.vn để các cơ quan, tổ chức tham khảo khi đầu tư, mua sắm sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin;
b) Tổ chức kiểm tra sự đáp ứng về tiêu chí của sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin đã được các tổ chức, doanh nghiệp công bố (trong trường hợp cần thiết) và đăng tải kết quả kiểm tra lên cổng thông tin điện tử tại địa chỉ www.mic.gov.vn.
3. Khuyến khích các đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khảo sát, đánh giá và công bố các sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin đạt tiêu chí được ưu tiên đầu tư, mua sắm trong lĩnh vực, trên địa bàn thuộc trách nhiệm quản lý.

Điều 3.2.L.27. Hoạt động của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng
(Điều 1 Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 của Quốc hội có hiệu lực kể từ ngày  01 tháng 01 năm 2007)
1. Hoạt động của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng bao gồm:
a) Cung cấp, trao đổi, thu thập thông tin với tổ chức, cá nhân;
b) Chia sẻ thông tin trong nội bộ và với cơ quan khác của Nhà nước;
c) Cung cấp các dịch vụ công;
d) Các hoạt động khác theo quy định của Chính phủ.
2. Thời điểm và địa điểm gửi, nhận thông tin trên môi trường mạng thực hiện theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

Điều 3.2.L.28. Trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước
(Điều 28 Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 của Quốc hội có hiệu lực kể từ ngày  01 tháng 01 năm 2007)
1. Trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Bảo đảm cho tổ chức, cá nhân truy nhập thuận tiện;
b) Hỗ trợ tổ chức, cá nhân truy nhập và sử dụng các biểu mẫu trên trang thông tin điện tử (nếu có);
c) Bảo đảm tính chính xác và sự thống nhất về nội dung của thông tin trên trang thông tin điện tử;
d) Cập nhật thường xuyên và kịp thời thông tin trên trang thông tin điện tử;
đ) Thực hiện quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
2. Trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước phải có những thông tin chủ yếu sau đây:
a) Tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan đó và của từng đơn vị trực thuộc;
b) Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành và văn bản pháp luật có liên quan;
c) Quy trình, thủ tục hành chính được thực hiện bởi các đơn vị trực thuộc, tên của người chịu trách nhiệm trong từng khâu thực hiện quy trình, thủ tục hành chính, thời hạn giải quyết các thủ tục hành chính;
d) Thông tin tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện pháp luật, chế độ, chính sách, chiến lược, quy hoạch chuyên ngành;
đ) Danh mục địa chỉ thư điện tử chính thức của từng đơn vị trực thuộc và cán bộ, công chức có thẩm quyền;
e) Thông tin về dự án, hạng mục đầu tư, đấu thầu, mua sắm công;
g) Danh mục các hoạt động trên môi trường mạng đang được cơ quan đó thực hiện theo quy định tại khoản 00 của Luật này;
h) Mục lấy ý kiến góp ý của tổ chức, cá nhân.
3. Cơ quan nhà nước cung cấp miễn phí thông tin quy định tại khoản 0 Điều này.

Mục 3
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG THƯƠNG MẠI

Điều 3.2.L.29. Nguyên tắc ứng dụng công nghệ thông tin trong thương mại
(Điều 29 Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 của Quốc hội có hiệu lực kể từ ngày  01 tháng 01 năm 2007)
1. Tổ chức, cá nhân có quyền ứng dụng công nghệ thông tin trong thương mại.
2. Hoạt động thương mại trên môi trường mạng phải tuân thủ quy định của Luật này, pháp luật về thương mại và pháp luật về giao dịch điện tử.

Điều 3.2.L.30. Trang thông tin điện tử bán hàng
(Điều 30 Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 của Quốc hội có hiệu lực kể từ ngày  01 tháng 01 năm 2007)
1. Tổ chức, cá nhân có quyền thiết lập trang thông tin điện tử bán hàng theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Trang thông tin điện tử bán hàng phải bảo đảm các yêu cầu chủ yếu sau đây:
a) Cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin về hàng hóa, dịch vụ, điều kiện giao dịch, thủ tục giải quyết tranh chấp và bồi thường thiệt hại;
b) Cung cấp cho người tiêu dùng thông tin về phương thức thanh toán an toàn và tiện lợi trên môi trường mạng;
c) Công bố các trường hợp người tiêu dùng có quyền hủy bỏ, sửa đổi thỏa thuận trên môi trường mạng.
3. Tổ chức, cá nhân sở hữu trang thông tin điện tử bán hàng chịu trách nhiệm về nội dung thông tin cung cấp trên trang thông tin điện tử, thực hiện quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan về giao kết hợp đồng, đặt hàng, thanh toán, quảng cáo, khuyến mại.

Điều 3.2.L.31. Cung cấp thông tin cho việc giao kết hợp đồng trên môi trường mạng
(Điều 31 Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 của Quốc hội có hiệu lực kể từ ngày  01 tháng 01 năm 2007)
1. Trừ trường hợp các bên liên quan có thoả thuận khác, tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ phải cung cấp các thông tin sau đây cho việc giao kết hợp đồng:
a) Trình tự thực hiện để tiến tới giao kết hợp đồng trên môi trường mạng;
b) Biện pháp kỹ thuật xác định và sửa đổi thông tin nhập sai;
c) Việc lưu trữ hồ sơ hợp đồng và cho phép truy nhập hồ sơ đó. 
2. Khi đưa ra các thông tin về điều kiện hợp đồng cho người tiêu dùng, tổ chức, cá nhân phải bảo đảm cho người tiêu dùng khả năng lưu trữ và tái tạo được các thông tin đó.

Điều 3.2.L.32. Giải quyết hậu quả do lỗi nhập sai thông tin thương mại trên môi trường mạng
(Điều 32 Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 của Quốc hội có hiệu lực kể từ ngày  01 tháng 01 năm 2007)
Trường hợp người mua nhập sai thông tin gửi vào trang thông tin điện tử bán hàng mà hệ thống nhập tin không cung cấp khả năng sửa đổi thông tin, người mua có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nếu đã thực hiện các biện pháp sau đây:
1. Thông báo kịp thời cho người bán biết về thông tin nhập sai của mình và người bán cũng đã xác nhận việc nhận được thông báo đó;
2. Trả lại hàng hoá đã nhận nhưng chưa sử dụng hoặc hưởng bất kỳ lợi ích nào từ hàng hóa đó.

Điều 3.2.L.33. Thanh toán trên môi trường mạng
(Điều 33 Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 của Quốc hội có hiệu lực kể từ ngày  01 tháng 01 năm 2007)
1. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân thực hiện thanh toán trên môi trường mạng theo quy định của pháp luật.
2. Điều kiện, quy trình, thủ tục thanh toán trên môi trường mạng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

Mục 4
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC

Điều 3.2.L.34. Ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo
(Điều 34  Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 của Quốc hội có hiệu lực kể từ ngày  01 tháng 01 năm 2007)
1. Nhà nước có chính sách khuyến khích ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy, học, tuyển sinh, đào tạo và các hoạt động khác trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo trên môi trường mạng.
2. Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động giáo dục và đào tạo trên môi trường mạng phải tuân thủ quy định của Luật này và quy định của pháp luật về giáo dục.
3. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền chịu trách nhiệm xây dựng, triển khai thực hiện chương trình hỗ trợ tổ chức, cá nhân nhằm thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục và đào tạo.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định điều kiện hoạt động giáo dục và đào tạo, công nhận giá trị pháp lý của văn bằng, chứng chỉ trong hoạt động giáo dục và đào tạo trên môi trường mạng và thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục và đào tạo trên môi trường mạng.

Điều 3.2.L.35. Ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực y tế
(Điều 35  Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 của Quốc hội có hiệu lực kể từ ngày  01 tháng 01 năm 2007)
1. Nhà nước có chính sách khuyến khích ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực y tế.
2. Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động y tế trên môi trường mạng phải tuân thủ quy định của Luật này, pháp luật về y, dược và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Bộ Y tế quy định cụ thể điều kiện hoạt động y tế trên môi trường mạng.

Điều 3.2.L.36. Ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực văn hóa - thông tin
(Điều 1 Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 của Quốc hội có hiệu lực kể từ ngày  01 tháng 01 năm 2007)

1. Nhà nước có chính sách khuyến khích ứng dụng công nghệ thông tin trong việc số hóa sản phẩm văn hóa, lưu trữ, quảng bá sản phẩm văn hóa đã được số hóa và các hoạt động khác trong lĩnh vực văn hóa.
2. Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động văn hóa, báo chí trên môi trường mạng phải tuân thủ quy định của Luật này và các quy định của pháp luật về báo chí, văn hóa - thông tin.
3. Tổ chức, cá nhân được Nhà nước hỗ trợ kinh phí để thực hiện số hóa các sản phẩm văn hóa có giá trị bảo tồn phải tuân thủ quy định của Chính phủ về điều kiện thực hiện số hóa các sản phẩm văn hóa có giá trị bảo tồn.
4. Chính phủ quy định việc quản lý hoạt động giải trí trên môi trường mạng nhằm bảo đảm yêu cầu sau đây:
a) Nội dung giải trí phải lành mạnh, có tính giáo dục, tính văn hóa, không trái thuần phong mỹ tục của dân tộc;
b) Gắn trách nhiệm và quyền lợi của các đối tượng tham gia hoạt động giải trí trên môi trường mạng với lợi ích chung của xã hội, cộng đồng;
c) Bảo đảm an toàn kỹ thuật và chất lượng dịch vụ;
d) Bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội và ngăn chặn các loại tội phạm phát sinh từ hoạt động này.

Điều 3.2.L.37. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quốc phòng, an ninh và một số lĩnh vực khác
(Điều 37  Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 của Quốc hội có hiệu lực kể từ ngày  01 tháng 01 năm 2007)
Hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ quốc phòng, an ninh và một số lĩnh vực khác được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Chương III
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Mục 1
NGHIÊN CỨU - PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Điều 3.2.L.38. Khuyến khích nghiên cứu - phát triển công nghệ thông tin
(Điều 38 Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 của Quốc hội có hiệu lực kể từ ngày  01 tháng 01 năm 2007)
1. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân nghiên cứu - phát triển công nghệ, sản phẩm công nghệ thông tin nhằm phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
2. Tổ chức, cá nhân nghiên cứu - phát triển công nghệ, sản phẩm công nghệ thông tin để đổi mới quản lý kinh tế - xã hội, đổi mới công nghệ được hưởng ưu đãi về thuế, tín dụng và các ưu đãi khác theo quy định của pháp luật.
3. Nhà nước tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ chuyển giao kết quả nghiên cứu - phát triển công nghệ, sản phẩm công nghệ thông tin để ứng dụng rộng rãi vào sản xuất và đời sống.

Điều 3.2.L.39. Cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho hoạt động nghiên cứu - phát triển công nghệ thông tin
(Điều 39 Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 của Quốc hội có hiệu lực kể từ ngày  01 tháng 01 năm 2007)
Nhà nước huy động các nguồn vốn để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật của các tổ chức nghiên cứu - phát triển công nghệ thông tin; khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ nghiên cứu - phát triển công nghệ thông tin; đầu tư một số phòng thí nghiệm trọng điểm về công nghệ thông tin đạt tiêu chuẩn quốc tế; ban hành quy chế sử dụng phòng thí nghiệm trọng điểm về công nghệ thông tin.

Điều 3.2.L.40. Nghiên cứu - phát triển công nghệ, sản phẩm công nghệ thông tin
(Điều 40  Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 của Quốc hội có hiệu lực kể từ ngày  01 tháng 01 năm 2007)
1. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia nghiên cứu - phát triển công nghệ, sản phẩm công nghệ thông tin.
2. Nhà nước ưu tiên dành một khoản từ ngân sách nhà nước cho các chương trình, đề tài nghiên cứu - phát triển phần mềm; ưu tiên hoạt động nghiên cứu - phát triển công nghệ thông tin ở trường đại học, viện nghiên cứu; phát triển các mô hình gắn kết nghiên cứu, đào tạo với sản xuất về công nghệ thông tin.
3. Cơ quan quản lý nhà nước về công nghệ thông tin chủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ tổ chức tuyển chọn cơ sở nghiên cứu, đào tạo, doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu - phát triển sản phẩm công nghệ thông tin trọng điểm.

Điều 3.2.L.41. Tiêu chuẩn, chất lượng trong hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin
(Điều 41 Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 của Quốc hội có hiệu lực kể từ ngày  01 tháng 01 năm 2007)
1. Việc quản lý tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin được thực hiện theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, chất lượng.
2. Khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất, cung cấp sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin, công bố tiêu chuẩn cơ sở và phải bảo đảm sản phẩm, dịch vụ của mình phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố.
3. Chất lượng sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin được quản lý thông qua các hình thức sau đây:
a) Chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật;
b) Công bố phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật;
c) Kiểm định chất lượng.
4. Bộ Bưu chính, Viễn thông công bố sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin cần áp dụng tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn quốc tế; ban hành và công bố áp dụng quy chuẩn kỹ thuật; quy định cụ thể về quản lý chất lượng sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin; quy định các điều kiện đối với cơ quan đo kiểm trong nước và nước ngoài để phục vụ cho việc quản lý chất lượng sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin và công bố cơ quan đo kiểm về công nghệ thông tin có thẩm quyền.
5. Việc thừa nhận lẫn nhau về đánh giá phù hợp tiêu chuẩn đối với sản phẩm công nghệ thông tin giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nước ngoài và với tổ chức quốc tế được thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Mục 2
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Điều 3.2.L.42. Chính sách phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin
(Điều 42  Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 của Quốc hội có hiệu lực kể từ ngày  01 tháng 01 năm 2007)
1. Nhà nước có chính sách phát triển quy mô và tăng cường chất lượng đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin.
2. Chương trình, dự án ưu tiên, trọng điểm của Nhà nước về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phải có hạng mục đào tạo nhân lực công nghệ thông tin.
3. Tổ chức, cá nhân được khuyến khích thành lập cơ sở đào tạo nhân lực công nghệ thông tin theo quy định của pháp luật.
4. Cơ sở đào tạo được hưởng ưu đãi trong hoạt động đào tạo về công nghệ thông tin tương đương với doanh nghiệp sản xuất phần mềm.
5. Nhà nước có chính sách hỗ trợ giáo viên, sinh viên và học sinh trong hệ thống giáo dục quốc dân truy nhập Internet tại các cơ sở giáo dục.
 

Điều 3.2.NĐ.23. Phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp công nghệ thông tin
(Điều 23 Nghị định 71/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 03/05/2007 về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Công nghệ thông tin về công nghiệp công nghệ thông tin có hiệu lực kể từ ngày 08/06/2007)
Nhà nước ưu tiên phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp công nghệ thông tin thông qua các hình thức sau:
1. Lĩnh vực công nghiệp công nghệ thông tin được xếp vào nhóm ưu tiên trong các chương trình học bổng đào tạo nước ngoài bằng ngân sách nhà nước hoặc các chương trình học bổng hợp tác phát triển giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế.
2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư hoặc tham gia vào hoạt động công nghiệp công nghệ thông tin ở Việt Nam được tạo điều kiện thuận lợi để mua nhà, đất ở theo quy định của pháp luật về đất đai, nhà ở.
3. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để đưa lao động phần mềm và thông tin số Việt Nam ra làm việc, thực tập, học tập ở nước ngoài.
4. Bộ Bưu chính, Viễn thông chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định điều kiện hoạt động đào tạo ngắn hạn, bồi dưỡng các kỹ năng chuyên ngành và công nghệ mới cho đội      ngũ nhân lực công nghiệp công nghệ thông tin; cấp chứng chỉ công nghệ thông tin.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Bưu chính, Viễn thông tiến hành rà soát, thường xuyên bổ sung, điều chỉnh chương trình đào tạo về công nghệ thông tin ở các trường đại học, cao đẳng trên cơ sở chú trọng sự phát triển nhanh chóng của các công nghệ mới, xu thế mới trong lĩnh vực công nghệ thông tin trên thế giới.

Điều 3.2.L.43. Chứng chỉ công nghệ thông tin
(Điều 43 Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 của Quốc hội có hiệu lực kể từ ngày  01 tháng 01 năm 2007)
Bộ Bưu chính, Viễn thông chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định điều kiện hoạt động đào tạo công nghệ thông tin và cấp chứng chỉ công nghệ thông tin, việc công nhận chứng chỉ công nghệ thông tin của tổ chức nước ngoài sử dụng ở Việt Nam.

Điều 3.2.L.44. Sử dụng nhân lực công nghệ thông tin
(Điều 44 Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 của Quốc hội có hiệu lực kể từ ngày  01 tháng 01 năm 2007)
1. Người hoạt động chuyên trách về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước được hưởng chế độ ưu đãi về điều kiện làm việc.
2. Tiêu chuẩn ngành nghề, chức danh về công nghệ thông tin do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

Điều 3.2.TT.2. Quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT
(Điều 2 Thông tư 03/2014/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông ngày 11/03/2014 về việc quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin có hiệu lực kể từ ngày 28/04/2014)
1. Chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản gồm 06 mô đun sau:
a) Mô đun kỹ năng 01 (Mã IU01): Hiểu biết về CNTT cơ bản (Bảng 01, Phụ lục số 01).
b) Mô đun kỹ năng 02 (Mã IU02): Sử dụng máy tính cơ bản (Bảng 02, Phụ lục số 01).
c) Mô đun kỹ năng 03 (Mã IU03): Xử lý văn bản cơ bản (Bảng 03, Phụ lục số 01).
d) Mô đun kỹ năng 04 (Mã IU04): Sử dụng bảng tính cơ bản (Bảng 04, Phụ lục số 01).
đ) Mô đun kỹ năng 05 (Mã IU05): Sử dụng trình chiếu cơ bản (Bảng 05, Phụ lục số 01).
e) Mô đun kỹ năng 06 (Mã IU06): Sử dụng Internet cơ bản (Bảng 06, Phụ lục số 01).
2. Chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT nâng cao gồm 09 mô đun sau:
a) Mô đun kỹ năng 07 (Mã IU07): Xử lý văn bản nâng cao (Bảng 01, Phụ lục số 02).
b) Mô đun kỹ năng 08 (Mã IU08): Sử dụng bảng tính nâng cao (Bảng 02, Phụ lục số 02).
c) Mô đun kỹ năng 09 (Mã IU09): Sử dụng trình chiếu nâng cao (Bảng 03, Phụ lục số 02).
d) Mô đun kỹ năng 10 (Mã IU10): Sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu (Bảng 04, Phụ lục số 02).
đ) Mô đun kỹ năng 11 (Mã IU11): Thiết kế đồ họa hai chiều (Bảng 05, Phụ lục số 02).
e) Mô đun kỹ năng 12 (Mã IU12): Biên tập ảnh (Bảng 06, Phụ lục số 02).
g) Mô đun kỹ năng 13 (Mã IU13): Biên tập trang thông tin điện tử (Bảng 07, Phụ lục số 02).
h) Mô đun kỹ năng 14 (Mã IU14): An toàn, bảo mật thông tin (Bảng 08, Phụ lục số 02).
i) Mô đun kỹ năng 15 (Mã IU15): Sử dụng phần mềm kế hoạch dự án (Bảng 09, Phụ lục số 02).
3. Cá nhân đạt Chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản phải đáp ứng yêu cầu của tất cả các mô đun quy định tại Khoản 1 Điều này. Cá nhân đạt Chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT nâng cao phải đạt Chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản, đồng thời đáp ứng yêu cầu của tối thiểu 03 mô đun trong số các mô đun quy định tại Khoản 2 Điều này.
 

PHỤ LỤC SỐ 01
CHUẨN KỸ NĂNG SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CƠ BẢN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014
của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông)
 
BẢNG 01
MÔ ĐUN 01: HIỂU BIẾT VỀ CNTT CƠ BẢN (MÃ IU01)
 
Mã tham chiếu[1]
Nội dung/Yêu cầu cần đạt
IU01.1
Kiến thức cơ bản về máy tính và mạng máy tính
IU01.1.1
Phần cứng: Máy vi tính và thiết bị cầm tay thông minh; các thành phần phần cứng; thiết bị trung tâm; thiết bị nhập, xuất, lưu trữ; cổng
IU01.1.1.1
Hiểu khái niệm máy vi tính, máy tính cá nhân. Phân biệt máy để bàn, máy xách tay, máy tính bảng.
IU01.1.1.2
Hiểu khái niệm thiết bị di động cầm tay như điện thoại di động, điện thoại thông minh (smartphone), máy tính bảng (tablet) và công dụng của chúng.
IU01.1.1.3
Hiểu thuật ngữ phần cứng máy tính. Phân biệt thiết bị trung tâm và thiết bị ngoại vi. Biết các thiết bị ngoại vi chính: Thiết bị lưu trữ, thiết bị xuất/nhập, thiết bị mạng và truyền thông. Biết các thiết bị ngoại vi được nối với thiết bị trung tâm qua các cổng.
IU01.1.1.4
Biết các thành phần cơ bản của máy tính điện tử: Bộ xử lý trung tâm (CPU), bộ nhớ trong. Biết các đơn vị đo tốc độ của bộ xử lý trung tâm. Phân biệt bộ nhớ động (RAM) và bộ nhớ chỉ đọc (ROM). Biết các đơn vị đo dung lượng bộ nhớ trong như KB, MB, GB. Biết đơn vị đo tốc độ truy cập của bộ nhớ trong như Hz, MHz, GHz.
IU01.1.1.5
Biết các loại phương tiện lưu trữ chính: Đĩa cứng trong, đĩa cứng ngoài, các loại đĩa quang (CD, DVD), thẻ nhớ, ổ nhớ di động. Biết các đơn vị đo dung lượng lưu trữ như bit, byte, KB, MB, GB, TB. Biết các đơn vị đo tốc độ quay của của ổ cứng (rpm - rounds per minute) và đo tốc độ ghi/đọc của phương tiện lưu trữ (bps - bits per second). Biết khái niệm lưu trữ trên mạng, lưu trữ tệp tin trực tuyến.
IU01.1.1.6
Biết các thiết bị nhập thông dụng và cách nối chúng vào máy tính: Bàn phím, chuột, bi lăn (trackball), bảng chạm (touchpad), bút chạm (stylus), màn hình cảm ứng, cần điều khiển (joystick), máy ghi hình trực tiếp (webcam), máy ảnh kỹ thuật số, mi-crô (micro), máy quét ảnh (scanner).
IU01.1.1.7
Biết một số thiết bị xuất thông dụng và cách nối chúng vào máy tính: Màn hình, màn hình cảm ứng, máy in, loa, tai nghe.
IU01.1.1.8
Biết các cổng thông dụng: Cổng nối tiếp, cổng song song, cổng nối tiếp vạn năng (USB), cổng mạng.
IU01.1.2
Phần mềm: Phân loại phần mềm; lập trình; phần mềm thương mại và phần mềm nguồn mở
IU01.1.2.1
Hiểu khái niệm phần mềm và vai trò của phần mềm. Phân biệt hai loại phần mềm chính: phần mềm hệ thống (Ví dụ: hệ điều hành) và phần mềm ứng dụng.
IU01.1.2.2
Hiểu chức năng của hệ điều hành, biết tên của một số hệ điều hành thông dụng (ví dụ: Ubuntu, Linux, Windows, Mac OS).
IU01.1.2.3
Biết chức năng của một số phần mềm ứng dụng thông dụng: Xử lý văn bản, bảng tính, hệ quản trị cơ sở dữ liệu, trình chiếu, thư điện tử, trình duyệt web, biên tập ảnh, trò chơi máy tính và một số phần mềm khác.
IU01.1.2.4
Hiểu khái quát cách thức và quá trình tạo ra phần mềm.
IU01.1.2.5
Biết khái niệm phần mềm nguồn mở, phân biệt được phần mềm thương mại và phần mềm nguồn mở. Biết tên và chức năng của một số phần mềm nguồn mở thông dụng xử lý văn bản, bảng tính, trình chiếu, thư điện tử, trình duyệt web, biên tập ảnh.
IU01.1.3
Hiệu năng máy tính
IU01.1.3.1
Biết khái niệm hiệu năng của máy tính: tốc độ bộ xử lý trung tâm ( ví dụ: MHz, GHz), dung lượng RAM, tốc độ ổ cứng, vai trò của bộ xử lý đồ họa.
IU01.1.3.2
Hiểu ảnh hưởng của việc chạy nhiều ứng dụng đồng thời đến hiệu năng của máy và tác dụng của giải pháp đóng bớt các ứng dụng đó.
IU01.1.4
Mạng máy tính và truyền thông
IU01.1.4.1
Hiểu khái niệm mạng máy tính, vai trò của các mạng máy tính. Phân biệt mạng cục bộ (LAN), mạng diện rộng (WAN). Hiểu khái niệm và vai trò của máy khách/máy chủ.
IU01.1.4.2
Hiểu khái niệm truyền dữ liệu trên mạng, tốc độ truyền và các số đo (ví dụ: bps, kbps, Mbps, Gbps).
IU01.1.4.3
Hiểu khái niệm phương tiện truyền thông (media) và khái niệm băng thông (bandwidth). Phân biệt các phương tiện truyền dẫn: có dây (ví dụ: cáp điện thoại, cáp đồng trục, cáp quang), không dây (ví dụ: sóng vô tuyến).
IU01.1.4.4
Hiểu khái niệm mạng Internet, intranet, extranet.
IU01.1.4.5
Hiểu khái niệm tải các nội dung từ mạng xuống (download) và tải các nội dung lên mạng (upload).
IU01.1.4.6
Biết phân biệt giữa “dịch vụ kết nối Internet” (ví dụ: Dial-up, ADSL, FTTH) và “phương thức kết nối Internet” (ví dụ: bằng đường dây thoại, điện thoại di động, cáp, không dây, vệ tinh).
IU01.2
Các ứng dụng của công nghệ thông tin – truyền thông (CNTT-TT)
IU01.2.1
Một số ứng dụng công và ứng dụng trong kinh doanh
IU01.2.1.1
Hiểu các dịch vụ Internet khác nhau dành cho người dùng: Thương mại điện tử (e-commerce), ngân hàng điện tử (e-banking), chính phủ điện tử (e-government).
IU01.2.1.2
Biết khái niệm học tập trực tuyến (e-learning), đào tạo trực tuyến, đào tạo từ xa, “làm việc từ xa” (teleworking), hội nghị trực tuyến (teleconference), một số ưu điểm và nhược điểm của các phương thức này.
IU01.2.2
Một số ứng dụng phổ biến để liên lạc, truyền thông
IU01.2.2.1
Hiểu thuật ngữ thư điện tử (e-mail) và công dụng của nó.
IU01. 2.2.2
Hiểu và phân biệt các thuật ngữ “dịch vụ tin nhắn ngắn” (SMS) và “nhắn tin tức thời” (IM).
IU01. 2.2.3
Hiểu thuật ngữ “nói chuyện (đàm thoại) qua giao thức Internet” (VoIP – Voice over IP) và một số ứng dụng của nó.
IU01. 2.2.4
Hiểu các thuật ngữ “mạng xã hội”, diễn đàn, cộng đồng trực tuyến.
IU01. 2.2.5
Biết khái niệm cổng thông tin điện tử, trang tin điện tử. Hiểu được cách phân loại trang tin điện tử (báo điện tử, trang tin điện tử tổng hợp, trang tin điện tử nội bộ, trang tin điện tử cá nhân, trang tin điện tử ứng dụng chuyên ngành). Hiểu các thuật ngữ “trang tin cá nhân” (weblog, blog), chia sẻ nội dung trực tuyến.
IU01.3
An toàn lao động và bảo vệ môi trường trong sử dụng CNTT-TT
IU01.3.1
An toàn lao động
IU01.3.1.1
Biết một số loại bệnh tật thông thường liên quan đến việc sử dụng máy tính lâu dài như bệnh về mắt, xương khớp, tâm thần và cách phòng ngừa. Biết các quy tắc an toàn khi sử dụng máy tính và các thiết bị kèm theo.
IU01.3.1.2
Biết cách chọn phương án chiếu sáng (ví dụ: cường độ, hướng chiếu), chọn kiểu, kích thước bàn ghế và sắp xếp vị trí bàn ghế, thiết bị phù hợp với bản thân. Biết cách chọn tư thế làm việc đúng, hiểu tác dụng của việc tập thể dục, giải lao, thư giãn khi làm việc lâu với máy tính.
IU01.3.2
Bảo vệ môi trường
IU01.3.2.1
Hiểu công dụng của việc tái chế các bộ phận của máy tính, pin, hộp mực in khi không còn sử dụng.
IU01.3.2.2
Biết cách thiết lập các lựa chọn tiết kiệm năng lượng cho máy tính: tự động tắt màn hình, đặt máy tính ở chế độ ngủ, tự động tắt máy.
IU01.4
Các vấn đề an toàn thông tin cơ bản khi làm việc với máy tính
IU01.4.1
Kiểm soát truy nhập, bảo đảm an toàn cho dữ liệu
IU01.4.1.1
Hiểu khái niệm và vai trò của tên người dùng (user name), mật khẩu (password) khi truy nhập mạng và Internet.
IU01.4.1.2
Biết cách sử dụng mật khẩu tốt (không chia sẻ mật khẩu, thay đổi thường xuyên, chọn mật khẩu có độ dài thích hợp, xen lẫn giữa chữ cái và số).
IU01.4.1.3
Biết cách đề phòng khi giao dịch trực tuyến: Không để lộ (che dấu) hồ sơ cá nhân, hạn chế gửi thông tin cá nhân, cảnh giác với người lạ, cảnh giác với thư giả mạo.
IU01.4.1.4
Biết khái niệm và tác dụng của tường lửa (firewall).
IU01.4.1.5
Biết cách ngăn chặn trộm cắp dữ liệu bằng cách khóa máy tính, khóa phương tiện lưu trữ khi rời nơi làm việc. Hiểu tầm quan trọng của việc sao lưu dữ liệu dự phòng.
IU01.4.2
Phần mềm độc hại (malware)
IU01.4.2.1
Hiểu, phân biệt được các thuật ngữ phần mềm độc hại (malware) như virus, worms, trojan, spyware, adware. Biết cách thức mã độc xâm nhập, lây lan trong hệ thống máy tính.
IU01.4.2.2
Hiểu các cách phòng, chống phần mềm độc hại và tầm quan trọng của việc cập nhật phần mềm an ninh mạng, phần mềm diệt virus thường xuyên.
IU01.5
Một số vấn đề cơ bản liên quan đến pháp luật trong sử dụng CNTT
IU01.5.1
Bản quyền
IU01.5.1.1
Hiểu thuật ngữ bản quyền/quyền tác giả (copyright), sự cần thiết tôn trọng bản quyền. Biết một số khái niệm tổng quan của luật pháp Việt Nam và quốc tế liên quan đến bản quyền phần mềm, bản quyền nội dung và sở hữu trí tuệ.
IU01.5.1.2
Cách nhận diện một phần mềm có bản quyền: mã (ID) sản phẩm, đăng ký sản phẩm, giấy phép (license) sử dụng phần mềm.
IU01.5.1.3
Hiểu thuật ngữ ”thỏa thuận giấy phép cho người dùng cuối” (end-user license agreement). Phân biệt được phần mềm dùng chung (shareware), phần mềm miễn phí (freeware), phần mềm mã nguồn mở (open source software).
IU01.5.2
Bảo vệ dữ liệu
IU01.5.2.1
Hiểu các khái niệm, thuật ngữ liên quan như dữ liệu, quản lý dữ liệu, bảo vệ dữ liệu.
IU01.5.2.2
Biết một số quy định cơ bản về luật pháp của Việt Nam liên quan đến quyền bảo vệ dữ liệu, trách nhiệm quản lý, bảo vệ dữ liệu ở Việt Nam.
 
BẢNG 02
MÔ ĐUN KỸ NĂNG 02: SỬ DỤNG MÁY TÍNH CƠ BẢN (IU02)
 
Mã tham chiếu
Nội dung/Yêu cầu cần đạt
IU02.1
Các hiểu biết cơ bản để bắt đầu làm việc với máy tính
IU02.1.1
Trình tự và các lưu ý thực hiện công việc đúng cách, an toàn
IU02.1.1.1
Biết trình tự thông thường các công việc cần thực hiện khi sử dụng máy tính: Mở máy và đăng nhập vào hệ thống, sử dụng các công cụ của hệ điều hành để chuẩn bị môi trường làm việc, quản lý dữ liệu, chạy các phần mềm ứng dụng cần thiết, lưu lại hoặc đưa các kết quả công việc ra ngoài, và kết thúc làm việc, tắt máy.
IU02.1.1.2
Biết sự cần thiết phải thao tác đúng cách trong các trường hợp mở/tắt máy, mở/tắt hệ điều hành, mở/đóng chương trình ứng dụng, tắt một ứng dụng bị treo (non-responding).
IU02.1.1.3
Biết một số quy tắc an toàn cơ bản, tối thiểu khi thao tác với máy móc, thiết bị: An toàn điện, an toàn cháy nổ, và các lưu ý an toàn lao động khác.
IU02.1.2
Mở máy, đăng nhập và sử dụng bàn phím, chuột
IU02.1.2.1
Biết các cách khởi động (mở) máy. Biết sử dụng tên người dùng và mật khẩu để đăng nhập máy tính (đăng nhập hệ thống) một cách an toàn. Biết các cách để khởi động lại máy.
IU02.1.2.2
Biết các chế độ tắt máy tính thông thường. Biết hậu quả của việc mất điện khi đang làm việc hoặc tắt máy đột ngột.
IU02.1.2.3
Biết cách gõ bàn phím đúng cách. Biết các phím chức năng và phím tắt thường dùng. Biết cách kích hoạt và tắt bàn phím ảo.
IU02.1.2.4
Biết chức năng và cách dùng các phím của chuột: phím trái, phím phải, phím (con lăn) giữa. Biết cách dùng bảng chạm (touchpad).
IU02.2
Làm việc với Hệ diều hành
IU02.2.1
Màn hình làm việc
IU02.2.1.1
Hiểu vai trò của màn hình làm việc (desktop). Nhận biết được các thành phần đầu tiên của màn hình làm việc như biểu tượng (icon), thanh nhiệm vụ (taskbar), thanh công cụ (toolbar).
IU02.2.1.2
Biết cách thay đổi cấu hình màn hình làm việc của máy tính, cách lựa chọn ngôn ngữ của bàn phím (ví dụ: tiếng Anh, tiếng Việt).
IU02.2.1.3
Biết cách thay đổi hình nền, thay đổi giao diện, cài đặt, gỡ bỏ một phần mềm ứng dụng.
IU02.2.1.4
Biết cách xem thông tin hệ thống của máy tính. Biết cách sử dụng chức năng trợ giúp có sẵn.
IU02.2.2
Biểu tượng và cửa sổ
IU02.2.2.1
Hiểu khái niệm biểu tượng (icon) và chức năng của nó. Nhận biết các biểu tượng thông dụng: tệp, thư mục, phần mềm ứng dụng, máy in, ổ đĩa, thùng rác, biểu tượng “đường tắt” (shortcut).
IU02.2.2.2
Biết cách lựa chọn và di chuyển biểu tượng. Biết cách dùng biểu tượng để mở một tệp tin, một thư mục, một phần mềm ứng dụng. Biết cách xóa và khôi phục biểu tượng.
IU02.2.2.3
Hiểu khái niệm cửa sổ (window) và chức năng của nó. Nhận biết được các thành phần sau đây của một cửa sổ: thanh tiêu đề, thanh chọn chức năng (menu), thanh công cụ (toolbar), thanh thể hiện trạng thái (status bar), thanh cuộn màn hình (scroll bar), và công dụng của chúng.
IU02.2.2.4
Biết cách mở một cửa sổ mới, kích hoạt một của sổ hiện có. Biết cách thu hẹp, mở rộng, phục hồi, thay đổi kích thước, di chuyển, đóng một cửa sổ. Biết cách di chuyển từ cửa sổ này sang cửa sổ khác.
IU02.3
Quản lý thư mục và tệp
IU02.3.1
Thư mục và tệp
IU02.3.1.1
Hiểu khái niệm tệp tin (file) và công dụng của nó. Các đặc trưng của tệp: tên, nơi lưu trữ, kiểu, kích thước. Biết số đo kích thước tệp như Kb, Mb. Biết các kiểu tệp thông dụng: Tệp dùng cho văn bản, bảng tính, cơ sở dữ liệu, trình chiếu; các tệp .pdf, ảnh, âm thanh, video; tệp tin nén, tệp tạm thời, tệp chương trình.
IU02.3.1.2
Hiểu khái niệm thư mục (directory, folder). Biết về cấu trúc phân cấp khi lưu trữ thư mục và tệp. Hiểu khái niệm đường dẫn (path) đến thư mục và tệp, và khái niệm đường tắt (shortcut).
IU02.3.1.3
Biết và phân biệt được các thiết bị dùng lưu giữ thư mục và tệp: đĩa cứng, ổ lưu trữ trên mạng (ổ mạng), ổ USB, đĩa quang (CD, DVD). Biết tác dụng của việc sao lưu tệp thường xuyên tới một thiết bị lưu trữ di động. Hiểu tác dụng của việc lưu trữ tệp tin trực tuyến (online).
IU02.3.2
Quản lý thư mục và tệp: xem thông tin, di chuyển đến nơi lưu giữ, tạo đường tắt đến nơi lưu giữ thư mục, tệp
IU02.3.2.1
Biết cách mở cửa sổ để xem thông tin về các đặc trưng của tệp, thư mục, ổ đĩa như tên, kích thước, vị trí. Biết cách mở rộng, thu hẹp cửa sổ hiển thị thông tin về ổ đĩa, thư mục.
IU02.3.2.2
Biết cách sắp xếp tệp tin theo trật tự khi hiển thị: Theo tên, kiểu, kích thước, ngày tạo/ngày sửa đổi gần nhất.
IU02.3.2.3
Biết cách chuyển tới (nơi lưu giữ) một thư mục, một tệp tin cụ thể. Biết cách tạo và xóa một biểu tượng đường tắt đến thư mục và tệp trên màn hình làm việc.
IU02.3.3
Quản lý thư mục và tệp: Tạo, đặt tên, đổi tên tệp và thư mục, thay đổi trạng thái và hiển thị thông tin về tệp
IU02.3.3.1
Biết cách tạo một thư mục và các thư mục con của nó.
IU02.3.3.2
Biết cách dùng một phần mềm ứng dụng để tạo một tệp, đặt tên và lưu tệp vào một thư mục.
IU02.3.3.3
Biết cách đặt tên tệp và thư mục để quản lý hiệu quả. Biết cách đổi tên tệp và thư mục.
IU02.3.3.4
Biết khái niệm trạng thái tệp (bị khóa, chỉ đọc, đọc/ghi) và cách thay đổi trạng thái tệp.
IU02.3.4
Quản lý thư mục và tệp: Chọn, sao chép, di chuyển tệp và thư mục
IU02.3.4.1
Biết cách chọn một tệp, thư mục (riêng lẻ hoặc theo nhóm).
IU02.3.4.2
Biết cách sao chép tệp, thư mục từ thư mục/ổ đĩa này sang thư mục/ổ đĩa khác.
IU02.3.4.3
Biết cách di chuyển tệp, thư mục từ thư mục/ổ đĩa này sang thư mục/ổ đĩa khác.
IU02.3.4.4
Biết cách chia sẻ tệp, thư mục trên mạng LAN.
IU02.3.5
Quản lý thư mục và tệp: Xóa, khôi phục tệp và thư mục
IU02.3.5.1
Biết cách xóa tệp tin, thư mục, cho vào thùng rác (xóa tạm thời).
IU02.3.5.2
Biết cách khôi phục tệp tin, thư mục từ thùng rác.
IU02.3.5.3
Biết cách dọn sạch thùng rác (xóa vĩnh viễn).
IU02.3.6
Quản lý thư mục và tệp: Tìm kiếm tệp và thư mục
IU02.3.6.1
Biết cách sử dụng công cụ tìm (find, search) để tìm một tệp hay thư mục.
IU02.3.6.2
Biết cách tìm tệp theo tên, theo nội dung, theo ngày tạo, ngày cập nhật, theo kích cỡ, kiểu.
IU02.3.6.3
Biết cách sử dụng ký tự đại diện để tìm thư mục và tệp.
IU02.4
Một số phần mềm tiện ích
IU02.4.1
Nén và giải nén tệp
IU02.4.1.1
Hiểu ý nghĩa của việc nén tệp tin. Biết cách nén tệp tin trong một thư mục.
IU02.4.1.2
Biết cách giải nén các tệp tin.
IU02.4.2
Phần mềm diệt virus, phần mềm an ninh mạng
IU02.4.2.1
Biết một số phần mềm diệt virus, phần mềm an ninh mạng thông dụng.
IU02.4.2.2
Sử dụng được phần mềm diệt virus để quét ổ đĩa, thư mục, tệp tin cụ thể. Sử dụng được phần mềm an ninh mạng để phòng chống, phát hiện và loại bỏ mã độc.
IU02.4.2.3
Biết cách cập nhật phần mềm diệt virus thường xuyên.
IU02.4.3
Chuyển đổi định dạng tệp
IU02.4.3.1
Biết cách chuyển đổi định dạng các tệp văn bản sang kiểu .rtf, .pdf và ngược lại.
IU02.4.3.2
Biết các định dạng tệp âm thanh phổ biến và chuyển đổi tệp âm thanh sang các định dạng này.
IU02.4.4
Đa phương tiện
IU02.4.4.1
Hiểu khái niệm phương tiện truyền thông (media), đa phương tiện (multimedia).
IU02.4.4.2
Biết cách dùng một số tiện ích về xử lý và quản lý ảnh số.
IU02.4.4.3
Biết cách dùng một số tiện ích đa phương tiện tổng hợp: Ghi âm, nghe nhạc, xem phim.
IU02.5
Sử dụng tiếng Việt
IU02.5.1
Các khái niệm liên quan
IU02.5.1.1
Hiểu khái niệm các bộ mã tiếng Việt như Unicode, TCVN.
IU02.5.1.2
Hiểu khái niệm phông chữ (font) và biết một số phông chữ Việt thông dụng.
IU02.5.1.3
Biết các cách thức gõ tiếng Việt.
IU02.5.2
Lựa chọn và cài đặt các tiện ích sử dụng tiếng Việt
IU02.5.2.1
Biết dùng các giải pháp hỗ trợ cài sẵn bên trong một số hệ điều hành.
IU02.5.2.2
Biết về các phần mềm gõ tiếng Việt thông dụng và cách thức cài đặt, sử dụng chúng.
IU02.5.3
Chuyển đổi phông chữ Việt
IU02.5.3.1
Biết cách xử lý sự không thống nhất về phông chữ.
IU02.5.3.2
Biết sử dụng một số phần mềm chuyển đổi phông chữ thông dụng.
IU02.5.4
Sử dụng nhiều ngôn ngữ trong một tài liệu
IU02.5.4.1
Biết cách chuyển đổi từ bàn phím sang tiếng Việt và ngược lại.
IU02.5.4.2
Biết cách đưa một đoạn văn bản bằng ngôn ngữ khác vào văn bản gốc tiếng Việt.
IU02.6
Sử dụng máy in
IU02.6.1
Lựa chọn máy in
IU02.6.1.1
Biết cách thay đổi máy in mặc định từ một danh sách máy in cài sẵn. Biết cách chia sẻ một máy in mạng.
IU02.6.1.2
Biết cách cài đặt một máy in mới vào máy tính.
IU02.6.2
In
IU02.6.2.1
Hiểu khái niệm hàng đợi (queue) in, tác vụ (task) in. Biết cách in tài liệu từ một ứng dụng.
IU02.6.2.2
Biết cách xem tiến trình các công việc in trong hàng đợi, dừng, khởi động lại, xóa tác vụ in.
 
BẢNG 03
MÔ ĐUN KỸ NĂNG 03: XỬ LÝ VĂN BẢN CƠ BẢN (IU03)
 
Mã tham chiếu
Nội dung/Yêu cầu cần đạt
IU03.1
Kiến thức cơ bản về văn bản, soạn thảo và xử lý văn bản
IU03.1.1
Khái niệm văn bản
IU03.1.1.1
Hiểu khái niệm văn bản theo nghĩa thông thường.
IU03.1.1.2
Biết cách tổ chức và định dạng một văn bản.
IU03.1.2
Soạn thảo văn bản và xử lý văn bản
IU03.1.2.1
Biết các thao tác thông thường để có được một văn bản theo yêu cầu: Soạn thảo nội dung (tạo mới hoặc sử dụng nội dung có sẵn), biên tập văn bản (thêm bớt, sửa chữa nội dung, thay đổi định dạng, thêm minh họa, tạo các liên kết, tham chiếu, hoàn chỉnh văn bản), lưu giữ văn bản, in ấn và phân phối văn bản.
IU03.1.2.2
Biết một số phần mềm xử lý văn bản khác nhau như LibreOffice Writer, OpenOffice Writer, Microsoft Word.
IU03.1.2.3
Biết chức năng chính của một phần mềm xử lý văn bản.
IU03.2
Sử dụng một phần mềm xử lý văn bản cụ thể
IU03.2.1
Mở, đóng phần mềm xử lý văn bản
IU03.2.1.1
Biết các cách mở, đóng phần mềm xử lý văn bản trực tiếp và gián tiếp.
IU03.2.1.2
Nhận biết các yếu tố trong giao diện làm việc của phần mềm như thanh chức năng, thanh công cụ, các cửa sổ. Biết cách thay đổi giao diện của phần mềm như ẩn/hiện các thanh công cụ. Sử dụng được tính năng trợ giúp.
IU03.2.1.3
Biết cách thay đổi kích thước cửa sổ, mở nhiều cửa sổ và sắp xếp chúng trên màn hình làm việc.
IU03.2.1.4
Biết cách thay đổi một số thiết đặt ban đầu (ví dụ: ngôn ngữ làm việc, thư mục lưu văn bản mặc định) để thuận tiện và nâng cao năng suất làm việc.
IU03.2.2
Mở văn bản có sẵn, tạo văn bản mới, lưu, xóa văn bản
IU03.2.2.1
Biết cách tìm và mở một văn bản có sẵn. Biết cách phóng to, thu nhỏ văn bản.
IU03.2.2.2
Biết cách chuyển một tài liệu từ các định dạng khác (bảng tính, trang trình chiếu, văn bản tạo từ các phần mềm khác) thành văn bản làm việc.
IU03.2.2.3
Biết cách soạn thảo một tài liệu mới: gõ bàn phím, gõ dấu tiếng Việt, chèn một số ký tự, ký hiệu đặc biệt như ©, ®, ™, các chữ cái Hy Lạp vào văn bản.
IU03.2.2.4
Biết cách lưu tài liệu đang mở vào một thư mục với tên cũ hoặc đổi tên mới. Biết cách lưu văn bản vào thư mục khác, ổ đĩa khác.
IU03.2.2.5
Biết các kiểu tệp tin khác nhau dùng để lưu văn bản, tài liệu.
IU03.2.2.6
Biết cách mở nhiều văn bản cùng lúc. Biết cách sắp xếp các cửa sổ văn bản trên màn hình. Biết cách kích hoạt một văn bản để làm việc và chuyển từ văn bản làm việc này sang văn bản làm việc khác.
IU03.2.2.7
Biết cách xóa một văn bản.
IU03.2.3
Biên tập nội dung văn bản
IU03.2.3.1
Biết xác định các đơn vị văn bản như ký tự, từ, cụm từ (dòng, câu), đoạn văn, các đối tượng nhúng vào văn bản (bảng, đối tượng đồ họa), trang và toàn bộ văn bản. Biết cách chọn (đánh dấu) các đơn vị văn bản và toàn bộ nội dung văn bản.
IU03.2.3.2
Biết cách di chuyển đến các trang văn bản khác nhau (trang trước, trang sau, nhảy đến một trang cụ thể).
IU03.2.3.3
Biết cách thêm (chèn, ghi đè), xóa, sửa các ký tự, từ, cụm từ, và các đơn vị khác trong một văn bản.
IU03.2.3.4
Biết cách tìm kiếm các ký tự, từ, cụm từ. Biết cách thay thế các ký tự, từ, cụm từ nhất định trong văn bản.
IU03.2.3.5
Biết cách cắt, dán, sao chép, di chuyển một đơn vị, một phần văn bản bên trong một tài liệu sang các tài liệu đang mở khác.
IU03.2.3.6
Biết cách sử dụng lệnh hủy kết quả vừa làm (undo), lấy lại kết quả vừa làm (redo).
IU03.2.4
Xử lý lỗi hiển thị tiếng Việt
IU03.2.4.1
Biết cách loại bỏ các hiệu ứng điều chỉnh tự động (autocorrect) có sẵn trong phần mềm soạn thảo đối với văn bản tiếng Việt.
IU03.2.4.2
Biết cách loại bỏ các hiển thị không mong muốn (ví dụ: đường sóng) xuất hiện trong văn bản tiếng Việt. Biết cách xử lý lỗi khi sao chép và dán (smart cut and paste).
IU03.3
Định dạng văn bản
IU03.3.1
Định dạng văn bản (text)
IU03.3.1.1
Biết cách thay đổi phông chữ (cỡ chữ, kiểu chữ), các kiểu hiển thị khác nhau (đậm, nghiêng, gạch dưới)
IU03.3.1.2
Biết cách ghi chỉ số dưới (subscript), chỉ số trên (superscript).
IU03.3.1.3
Biết cách thay đổi màu ký tự và màu nền văn bản.
IU03.3.1.4
Biết cách chuyển đổi chữ hoa /chữ thường.
IU03.3.1.5
Biết cách ngắt từ (hypernation) khi xuống dòng.
IU03.3.2
Định dạng đoạn văn
IU03.3.2.1
Hiểu khái niệm đoạn văn (paragraph). Biết cách chọn (đánh dấu) một đoạn văn.
IU03.3.2.2
Biết cách thêm, bỏ các dấu đoạn (paragraph mark), dấu ngắt dòng (line break).
IU03.3.2.3
Biết cách thụt lề (indent), căn lề (trái, giữa, phải, đều hai biên).
IU03.3.2.4
Hiểu công dụng, biết cách thiết lập, gỡ bỏ và sử dụng nhảy cách (tab) (ví dụ: căn trái, căn giữa, căn phải).
IU03.3.2.5
Biết cách điều chỉnh khoảng cách giữa các đoạn văn.
IU03.3.2.6
Biết cách điều chỉnh khoảng cách dãn dòng trong đoạn văn.
IU03.3.2.7
Biết cách tạo/bỏ tạo một danh sách đồng mức bằng cách dùng đánh dấu tự động (bullet) hoặc đánh số tự động (numbering). Biết cách thay đổi các kiểu dấu tự động, kiểu đánh số tự động khác nhau. Đánh số tự động các đoạn văn bản.
IU03.3.2.8
Biết cách tạo đường viền, bóng/nền cho một đoạn văn.
IU03.3.3
Kiểu dáng (style)
IU03.3.3.1
Hiểu khái niệm kiểu dáng (style). Biết cách áp dụng một kiểu dáng đang được dùng cho ký tự vào một văn bản.
IU03.3.3.2
Biết cách áp dụng một kiểu dáng mà một đoạn văn đang dùng cho một hoặc nhiều đoạn nữa.
IU03.3.3.3
Biết cách sử dụng công cụ sao chép định dạng.
IU03.4
Nhúng (embed) các đối tượng khác nhau vào văn bản
IU03.4.1
Bảng
IU03.4.1.1
Biết cách thêm một khung bảng vào văn bản.
IU03.4.1.2
Biết cách nhập và biên tập dữ liệu trong các ô của bảng.
IU03.4.1.3
Biết cách chọn dòng, cột, ô, hoặc toàn bộ bảng.
IU03.4.1.4
Biết cách thêm, xóa dòng và cột.
IU03.4.1.5
Biết cách sửa đổi chiều rộng của cột, chiều cao của dòng.
IU03.4.1.6
Biết cách thay đổi kiểu đường viền, chiều rộng, chiều cao, màu sắc cho ô.
IU03.4.1.7
Biết cách thêm bóng và màu nền cho các ô của bảng.
IU03.4.1.8
Biết cách xóa bảng khỏi văn bản.
IU03.4.2
Hình minh họa (đối tượng đồ họa)
IU03.4.2.1
Biết cách chèn một hình minh họa (tranh, ảnh, biểu đồ, hình vẽ) vào một vị trí xác định trong văn bản.
IU03.4.2.2
Biết cách chọn đối tượng đồ họa, sao chép, di chuyển một đối tượng bên trong một tài liệu, hoặc từ tài liệu này sang tài liệu khác.
IU03.4.2.3
Biết cách thay đổi kích thước hình minh họa. Biết cách xóa một hình minh họa khỏi văn bản.
IU03.4.3
Hộp văn bản
IU03.4.3.1
Biết cách nhập một hộp văn bản (text box) mới hoặc lấy một hộp văn bản từ thư viện đưa vào văn bản.
IU03.4.3.2
Biết cách định dạng cho hộp văn bản.
IU03.4.3.3
Biết cách lưu hộp văn bản.
IU03.4.4
Tham chiếu (reference)
IU03.4.4.1
Biết cách thêm, sửa, xóa chú thích tại chân trang (footnote), chú thích tại cuối bài (endnote).
IU03.4.4.2
Biết cách thêm, sửa, xóa việc đánh số trang.
IU03.4.5
Hoàn tất văn bản
IU03.4.5.1
Biết cách căn lề toàn bộ văn bản (căn trái, phải, giữa, đều hai bên)
IU03.4.5.2
Biết cách thêm, bỏ ngắt trang (page break)
IU03.4.5.3
Biết cách thêm, bỏ đầu trang (header), chân trang (footer) cho văn bản.
IU03.4.5.4
Biết cách đặt các chế độ bảo vệ khác nhau cho văn bản.
IU03.5
Kết xuất và phân phối văn bản
IU03.5.1
In văn bản
IU03.5.1.1
Biết cách đặt, hiệu chỉnh các tham số cho trang in: hướng in dọc (portrait), in ngang (landscape), lề trên, lề dưới, lề trái, lề phải, khổ giấy.
IU03.5.1.2
Biết khái niệm tác vụ (task) in, hàng đợi (queue) in.
IU03.5.1.3
Biết cách theo dõi trạng thái in, xóa, khôi phục tác vụ in.
IU03.5.1.4
Biết cách thực hiện in văn bản: in toàn bộ, in chọn trang, in một bản, in nhiều bản.
IU03.5.2
Phân phối văn bản
IU03.5.2.1
Biết cách lưu văn bản dưới các kiểu tệp khác nhau (rtf, pdf, txt, định dạng của các phiên bản khác nhau).
IU03.5.2.2
Biết cách đặt mật khẩu để kiểm soát truy nhập tệp văn bản.
IU03.5.2.3
Biết cách đính kèm văn bản theo thư điện tử.
IU03.5.2.4
Biết cách lưu văn bản trên mạng (ghi vào các ổ mạng, các thư mục trực tuyến).
IU03.6
Soạn thông điệp và văn bản hành chính
IU03.6.1
Soạn thảo một thông điệp
IU03.6.1.1
Biết cách soạn một thông điệp bình thường như thông báo, thư.
IU03.6.2
Soạn và xử lý một văn bản hành chính mẫu
IU03.6.2.1
Biết cách soạn và định dạng một văn bản hành chính (tùy chọn) theo mẫu quy định.
 
BẢNG 04
MÔ ĐUN KỸ NĂNG 04: SỬ DỤNG BẢNG TÍNH CƠ BẢN (IU04)
 
Mã tham chiếu
Nội dung/Yêu cầu cần đạt
IU04.1
Kiến thức cơ bản về bảng tính
IU04.1.1
Khái niệm bảng tính
IU04.1.1.1
Hiểu khái niệm và công dụng của bảng tính.
IU04.1.1.2
Biết các bước để xây dựng và ứng dụng bảng tính thông thường: Nhập và biên tập dữ liệu, công thức vào bảng; tính toán trên dữ liệu bằng cách áp dụng các phép tính, biểu thức, hàm; biểu diễn trực quan dữ liệu dưới dạng biểu đồ; một số ứng dụng cao cấp như phân tích dữ liệu, dự báo; in và phân phối các bảng tính.
IU04.1.2
Phần mềm bảng tính
IU04.1.2.1
Biết một số phần mềm bảng tính khác nhau như LibreOffice Calc, OpenOffice Calc, Microsoft Excel. Biết các thao tác thường thực hiện với một phần mềm bảng tính: Nhập, cập nhật, biên tập dữ liệu; áp dụng các phép tính, công thức, các hàm lên dữ liệu; xây dựng biểu đồ; in kết quả; trao đổi với các ứng dụng khác.
IU04.1.2.2
Biết các thành phần chính tạo nên bảng tính: ô (cell), dòng (row), cột (column), vùng (range), trang tính (worksheet), bảng tính (spreadsheet).
IU04.1.2.3
Biết chức năng của một phần mềm bảng tính cụ thể.
IU04.2
Sử dụng phần mềm bảng tính
IU04.2.1
Làm việc với phần mềm bảng tính
IU04.2.1.1
Biết các cách mở một phần mềm bảng tính trực tiếp và gián tiếp.
IU04.2.1.2
Nhận biết các thành phần trong giao diện (màn hình làm việc) của phần mềm. Biết ẩn, hiện các thanh công cụ, thanh ruy-băng trên màn hình làm việc của phần mềm.
IU04.2.1.3
Biết chỉnh sửa các thiết đặt để mở và lưu bảng tính như chọn thư mục mặc định, tên tệp mặc định, định dạng mặc định. Sử dụng được chức năng trợ giúp của phần mềm.
IU04.2.2
Làm việc với bảng tính
IU04.2.2.1
Biết mở, đóng một bảng tính có sẵn. Biết mở nhiều bảng tính và sắp xếp các cửa sổ để làm việc đồng thời.
IU04.2.2.2
Biết sử dụng công cụ phóng to, thu nhỏ khi xem một bảng tính.
IU04.2.2.3
Biết tạo bảng tính mới theo mẫu cho trước. Biết các kiểu tệp dùng để lưu bảng tính.
IU04.2.2.4
Biết cách lưu bảng tính vào thư mục với tên cũ hoặc đổi sang tên khác, bằng một kiểu tệp khác.
IU04.2.2.5
Biết cách chuyển từ bảng tính đang mở này sang bảng tính đang mở khác
IU04.3
Thao tác đối với ô (ô tính)
IU04.3.1
Nhập dữ liệu vào ô
IU04.3.1.1
Biết rằng ô là phần tử cơ bản của trang tính và chỉ chứa một phần tử dữ liệu. Biết rằng ô được xác định bởi địa chỉ của nó. Hiểu và phân biệt khái niệm địa chỉ tuyệt đối, địa chỉ tương đối của ô.
IU04.3.1.2
Biết rằng dữ liệu chứa trong ô phải thuộc một kiểu dữ liệu xác định. Biết các kiểu dữ liệu có thể dùng trong bảng tính.
IU04.3.1.3
Biết cách chọn (đánh dấu) một ô, nhiều ô liền kề, nhiều ô không liền kề, toàn bộ trang tính.
IU04.3.1.4
Biết cách nhập nội dung (số, ngày tháng, văn bản) vào một ô.
IU04.3.1.5
Biết sử dụng lệnh hủy kết quả vừa làm (undo), lấy lại kết quả vừa làm (redo).
IU04.3.2
Biên tập nội dung, sắp xếp thứ tự các ô
IU04.3.2.1
Biết cách xóa, sửa đổi nội dung một ô.
IU04.3.2.2
Biết cách tìm ô theo nội dung. Biết cách thay thế nội dung ô trong trang tính.
IU04.3.2.3
Biết cách sắp xếp các ô theo một số tiêu chí: thứ tự tăng giảm của số, thứ tự của chữ cái trong từ điển.
IU04.3.3
Sao chép, di chuyển nội dung của ô
IU04.3.3.1
Biết cách sao chép, cắt, dán nội dung của một ô, của nhiều ô bên trong một trang tính, từ trang tính này sang trang tính khác, từ bảng tính này sang bảng tính khác.
IU04.3.3.2
Biết sử dụng công cụ tự động điền nội dung (autofill), công cụ sao chép (copy) để tự động sinh một dãy số (ví dụ: tự động đánh số thứ tự các dòng của một danh sách).
IU04.3.3.3
Biết cách di chuyển nội dung của một ô, của nhiều ô bên trong trang tính, từ trang tính này sang trang tính khác, từ bảng tính này sang bảng tính khác.
IU04.4
Thao tác trên trang tính
IU04.4.1
Dòng và cột
IU04.4.1.1
Biết cách chọn một dòng, một nhóm dòng kề nhau, nhóm các dòng không kề nhau. Biết cách chọn một cột, nhóm các cột kề nhau, nhóm các cột không kề nhau.
IU04.4.1.2
Biết cách chèn một dòng, một cột vào trang tính. Biết cách xóa dòng và cột khỏi trang tính.
IU04.4.1.3
Biết sửa đổi chiều rộng cột, chiều cao dòng.
IU04.4.1.4
Biết cách ẩn/hiện, cố định (freeze)/thôi cố định (unfreeze) tiêu đề dòng, cột.
IU04.4.2
Trang tính
IU04.4.2.1
Biết cách thêm một trang tính mới, đóng lại, xóa trang tính đang mở.
IU04.4.2.2
Hiểu vai trò của tên trang tính. Biết cách đặt tên, sửa tên trang tính hợp lý.
IU04.4.2.3
Biết cách chuyển từ trang tính này sang trang tính khác.
IU04.4.2.4
Biết cách sao chép, di chuyển các trang tính bên trong bảng tính.
IU04.5
Biểu thức và hàm
IU04.5.1
Biểu thức số học
IU04.5.1.1
Biết khái niệm biểu thức (expression) và ứng dụng của biểu thức. Biết rằng trong biểu thức có chứa các địa chỉ ô liên quan. Hiểu và biết cách dùng các địa chỉ tương đối, tuyệt đối của ô trong biểu thức.
IU04.5.1.2
Biết tạo biểu thức số học đơn giản bằng cách sử dụng các phép tính số học (cộng, trừ, nhân, chia).
IU04.5.1.3
Hiểu các lỗi gặp phải khi sử dụng biểu thức (Ví dụ: #NAME?, #DIV/0!, #REF!).
IU04.5.2
Hàm
IU04.5.2.1
Hiểu ý nghĩa và biết cách sử dụng các hàm tập hợp: SUM, AVERAGE, MINIMUM, MAXIMUM, COUNT, COUNTA, ROUND.
IU04.5.2.2
Hiểu ý nghĩa và biết cách sử dụng hàm logic với các toán tử so sánh: =, >, <.
IU04.5.2.3
Hiểu ý nghĩa và biết cách sử dụng các hàm thời gian, ngày, tháng.
IU04.5.2.4
Hiểu ý nghĩa và biết cách sử dụng các hàm tìm kiếm.
IU04.6
Định dạng một ô, một dãy ô
IU04.6.1
Kiểu số, ngày tháng, tiền tệ
IU04.6.1.1
Hiểu các định dạng số thập phân cụ thể. Biết cách định dạng để hiển thị số theo yêu cầu.
IU04.6.1.2
Biết cách định dạng để hiển thị tỷ lệ phần trăm.
IU04.6.1.3
Biết cách định dạng ô và chuyển đổi cách hiển thị đơn vị số, kiểu ngày tháng, ký hiệu tiền tệ.
IU04.6.2
Văn bản
IU04.6.2.1
Biết cách thay đổi định dạng phông chữ (cỡ chữ, kiểu chữ), kiểu hiển thị (đậm, nghiêng, gạch dưới, gạch dưới hai lần).
IU04.6.2.2
Biết cách áp dụng các màu khác nhau đối với nội dung ô, nền của ô.
IU04.6.2.3
Biết cách sao chép định dạng từ một ô, một dãy ô tới ô khác, dãy ô khác.
IU04.6.3
Căn chỉnh, tạo hiệu ứng viền
IU04.6.3.1
Biết cách áp dụng việc cuộn văn bản (text wrapping) đối với nội dung của ô, dãy ô.
IU04.6.3.2
Biết cách đặt hướng thể hiện nội dung ô theo chiều ngang, chiều dọc và cách điều chỉnh hướng thể hiện nội dung ô.
IU04.6.3.3
Biết cách tách (split)/ghép (merge) các ô và căn tiêu đề, nội dung trong ô tách/ghép.
IU04.6.3.4
Biết cách thêm đường viền (nét, màu) cho ô, dãy ô.
IU04.7
Biểu đồ
IU04.7.1
Tạo biểu đồ
IU04.7.1.1
Biết các loại biểu đồ khác nhau (biểu đồ hình cột, biểu đồ thanh, biểu đồ đường thẳng, biểu đồ hình tròn). Biết cách tạo biểu đồ các từ dữ liệu bảng tính.
IU04.7.1.2
Biết cách chọn một biểu đồ. Biết cách thay đổi loại biểu đồ.
IU04.7.2
Chỉnh sửa, cắt, dán, di chuyển, xóa biểu đồ
IU04.7.2.1
Biết chỉnh sửa (thêm, xóa, sửa), di chuyển tiêu đề, ghi chú cho biểu đồ.
IU04.7.2.2
Biết cách thêm, di chuyển nhãn dữ liệu (ví dụ: giá trị, tỷ lệ phần trăm) cho biểu đồ.
IU04.7.2.3
Biết cách thay đổi màu nền, màu phụ đề và thay đổi màu sắc hình (cột, thanh, đường, bánh tròn) trong biểu đồ.
IU04.7.2.4
Biết cách thay đổi kích cỡ phông chữ, màu của tiêu đề biểu đồ, trục biểu đồ, chú giải biểu đồ. Biết cách thay đổi kích thước biểu đồ.
IU04.7.2.5
Biết cách cắt, dán, di chuyển biểu đồ. Biết cách xóa biểu đồ khỏi trang tính.
IU04.8
Kết xuất và phân phối trang tính, bảng tính
IU04.8.1
Trình bày trang tính để in ra
IU04.8.1.1
Biết cách thay đổi lề: trên, dưới, trái, phải.
IU04.8.1.2
Biết cách thay đổi hướng trang: dọc, ngang; cỡ trang; điều chỉnh để nội dung trang tính khớp với các trang in.
IU04.8.1.3
Biết cách thêm, sửa, xóa nội dung của phần đầu (header), phần chân (footer) của trang tính. Biết cách thêm và xóa các trường: số trang, ngày tháng, giờ, tên tệp, tên trang tính vào trong đầu trang, chân trang.
IU04.8.2
Kiểm tra và in
IU04.8.2.1
Biết cách kiểm tra và sửa lỗi phép tính, lỗi văn bản trong bảng tính chuẩn bị in.
IU04.8.2.2
Biết các kiểu kẻ ô lưới. Biết cách hiện/ẩn đường kẻ ô lưới, đề mục dòng, cột khi in.
IU04.8.2.3
Biết áp dụng việc in tiêu đề dòng tự động trên mọi trang của trang bảng tính được in.
IU04.8.2.4
Biết cách xem trước trang bảng tính.
IU04.8.2.5
Biết cách chọn số lượng bản sao của trang tính, toàn bộ bảng tính, biểu đồ được chọn khi in ra. Biết cách in một dãy ô được chọn, biểu đồ trong trang tính; in toàn bộ trang tính.
IU04.8.3
Phân phối trang tính
IU04.8.3.1
Biết cách lưu trang tính, bảng tính dưới các kiểu tệp khác nhau như .pdf hoặc định dạng của các phiên bản khác.
IU04.8.3.2
Biết cách đặt mật khẩu để kiểm soát truy nhập tệp trang tính, bảng tính.
IU04.8.3.3
Biết cách đính kèm trang tính theo thư điện tử.
IU04.8.3.4
Biết cách lưu trang tính trên mạng (ghi vào các ổ mạng, các thư mục trực tuyến).
 
BẢNG 05
MÔ ĐUN KỸ NĂNG 05: SỬ DỤNG TRÌNH CHIẾU CƠ BẢN (IU05)
 
Mã tham chiếu
Nội dung/Yêu cầu cần đạt
IU05.1
Kiến thức cơ bản về bài thuyết trình và trình chiếu
IU05.1.1
Bài thuyết trình
IU05.1.1.1
Biết khái niệm bài thuyết trình. Biết các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thuyết trình và một số chỉ dẫn để tạo nên một bài thuyết trình tốt.
IU05.1.1.2
Biết các bước chính trong tạo và thực hiện bài thuyết trình: Xác định mục tiêu thuyết trình; thiết kế, biên tập nội dung các trang của bài thuyết trình; lưu và phân phát (publish) nội dung bài thuyết trình; thực hiện việc thuyết trình bằng một công cụ trình chiếu.
IU05.1.2
Phần mềm trình chiếu
IU05.1.2.1
Biết một số phần mềm trình chiếu như LibreOffice Impress, OpenOffice Impress, Microsoft Powerpoint.
IU05.1.2.2
Biết các chức năng chính của một phần mềm trình chiếu cụ thể.
IU05.2
Sử dụng phần mềm trình chiếu
IU05.2.1
Làm việc với phần mềm
IU05.2.1.1
Biết các cách mở một phần mềm trình chiếu: mở trực tiếp phần mềm, mở gián tiếp thông qua việc mở một tệp thuyết trình được xây dựng bởi phần mềm đó. Biết cách đóng phần mềm.
IU05.2.1.2
Nhận biết màn hình làm việc của phần mềm và các thành phần của nó. Biết cách hiện/ẩn thanh công cụ, thanh ruy-băng trên màn hình.
IU05.2.1.3
Biết sử dụng chức năng trợ giúp, chức năng hướng dẫn thực hiện theo bước có sẵn (wizard).
IU05.2.2
Làm việc với bài thuyết trình
IU05.2.2.1
Biết các cách mở, đóng bài thuyết trình hiện có. Biết cách chọn mở bài thuyết trình theo yêu cầu như theo tên người dùng, theo thư mục mặc định.
IU05.2.2.2
Biết cách tạo một bài thuyết trình mới dựa trên mẫu (template) mặc định. Biết các kiểu tệp dùng để lưu bài thuyết trình.
IU05.2.2.3
Biết các cách hiển thị (view) bài thuyết trình khác nhau. Biết cách chuyển từ cách hiển thị này sang cách hiển thị khác.
IU05.2.2.4
Biết các cách lưu bài thuyết trình vào thư mục (giữ tên cũ, đổi sang tên khác, đổi kiểu tệp khác).
IU05.2.2.5
Biết cách mở nhiều bài thuyết trình đồng thời và chuyển từ bài thuyết trình này sang bài thuyết trình khác.
IU05.2.3
Làm việc với trang thuyết trình
IU05.2.3.1
Hiểu khái niệm trang thuyết trình (slide) và vai trò của nó trong bài thuyết trình.
IU05.2.3.2
Biết các khái niệm đi kèm trang thuyết trình: Tiêu đề (title), bố cục (layout), mẫu thiết kế sẵn (design template), chủ đề (theme), hiệu ứng động (animation).
IU05.2.3.3
Hiểu khái niệm bố cục và biết các bố cục chuẩn đối với trang thuyết trình. Biết chọn kiểu bố cục trang thuyết trình (dùng kiểu đang có hoặc chọn kiểu khác). Biết cách thêm một trang thuyết trình mới với bố cục cụ thể.
IU05.2.3.4
Hiểu khái niệm và biết cách sử dụng một mẫu thiết kế, một chủ đề sẵn có cho bài thuyết trình.
IU05.2.3.5
Hiểu khái niệm và công dụng của trang thuyết trình chủ (slide master).
IU05.2.3.6
Biết các cách chọn, biên tập trang thuyết trình chủ cho bài thuyết trình.
IU05.2.3.7
Biết các cách áp dụng nhiều trang thuyết trình chủ trong một bài thuyết trình.
IU05.2.3.8
Biết cách sao chép, cắt, dán, dịch chuyển trang thuyết trình bên trong một bài thuyết trình, từ bài thuyết trình này sang bài khác.
IU05.2.3.9
Biết cách xóa trang thuyết trình.
IU05.2.3.10
Biết sử dụng lệnh hủy kết quả vừa làm (undo), lấy lại kết quả vừa làm (redo).
IU05.3
Xây dựng nội dung bài thuyết trình
IU05.3.1
Tạo và định dạng văn bản
IU05.3.1.1
Biết các thủ thuật và chỉ dẫn để xây dựng một trang thuyết trình tốt (dùng các cụm từ ngắn gọn súc tích, dùng hình thức liệt kê hiệu quả, biết cách đặt tiêu đề trang thuyết trình).
IU05.3.1.2
Biết nhập văn bản đúng chỗ (placeholder) trong các chế độ hiển thị khác nhau như chế độ chuẩn, chế độ dàn ý.
IU05.3.1.3
Biết cách biên tập văn bản trong bài thuyết trình. Biết cách sao chép, di chuyển văn bản trong bài thuyết trình, từ bài thuyết trình này sang bài khác.
IU05.3.1.4
Biết cách xóa văn bản.
IU05.3.1.5
Biết cách thay đổi phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ và kiểu hiển thị (đậm, nghiêng, gạch chân, bóng).
IU05.3.1.6
Biết cách áp dụng các màu khác nhau cho văn bản.
IU05.3.1.7
Biết cách căn lề văn bản (trái, giữa, phải) trong khung văn bản.
IU05.3.2
Danh sách
IU05.3.2.1
Biết cách trình bày nội dung dưới dạng danh sách liệt kê dùng ký hiệu đánh dấu (bullet). Biết cách thay đổi kiểu ký hiệu.
IU05.3.2.2
Biết cách trình bày nội dung dưới dạng danh sách được đánh số thứ tự (numbering). Biết cách thay đổi kiểu đánh số khác nhau trong một danh sách.
IU05.3.2.3
Biết cách dãn dòng, thụt lề (indent) cho danh sách.
IU05.3.3
Bảng
IU05.3.3.1
Biết cách nhập, biên tập văn bản trong một trang thuyết trình dưới dạng bảng.
IU05.3.3.2
Biết cách chọn dòng, cột, chọn toàn bộ bảng.
IU05.3.3.3
Biết cách chèn, xóa dòng/cột và sửa đổi chiều rộng của cột, chiều cao của dòng.
IU05.4
Đưa biểu đồ, sơ đồ tổ chức vào trong trang thuyết trình
IU05.4.1
Biểu đồ
IU05.4.1.1
Hiểu sự liên hệ giữa tập dữ liệu và biểu đồ biểu diễn nó. Biết các hình dạng biểu đồ sẵn có (dạng cột, thanh, đường, bánh tròn).
IU05.4.1.2
Biết cách nhập dữ liệu để tạo biểu đồ trong một bài thuyết trình.
IU05.4.1.3
Biết cách chọn biểu đồ; thay đổi kiểu biểu đồ; thêm, xóa, biên tập tiêu đề biểu đồ; bổ sung nhãn dữ liệu.
IU05.4.1.4
Biết cách thay đổi màu nền; thay đổi màu các hình dạng biểu đồ (cột, thanh, đường, bánh tròn).
IU05.4.2
Sơ đồ tổ chức
IU05.4.2.1
Hiểu khái niệm sơ đồ tổ chức. Biết cách tạo sơ đồ tổ chức nhiều mức và gán nhãn cho các mức (sử dụng tính năng lập sơ tổ chức có sẵn).
IU05.4.2.2
Biết cách thay đổi cấu trúc phân cấp của sơ đồ tổ chức.
IU05.5
Đưa các đối tượng đồ họa vào trong trang thuyết trình
IU05.5.1
Chèn và thao tác với đối tượng đồ họa đã có
IU05.5.1.1
Biết cách chèn một đối tượng đồ họa (tranh, ảnh, hình vẽ, biểu đồ) đã có vào trong trang thuyết trình.
IU05.5.1.2
Biết cách chọn, sao chép, di chuyển đối tượng đồ họa bên trong một bài thuyết trình, từ bài thuyết trình này sang bài thuyết trình khác.
IU05.5.1.3
Biết cách thay đổi kích cỡ, xóa đối tượng đồ họa bên trong bài thuyết trình.
IU05.5.1.4
Biết cách quay, lật một đối tượng đồ họa; chỉnh vị trí một đối tượng đồ họa trong trang thuyết trình: trái, giữa, phải, trên cùng, dưới cùng.
IU05.5.2
Vẽ hình
IU05.5.2.1
Biết cách đưa vào trang thuyết tŕnh các h́nh vẽ khác nhau như đường, mũi tên, mũi tên dạng khối, hình chữ nhật, hình vuông, hình bầu dục (oval), hình tròn, hộp chữ (text box). Biết cách nhập văn bản vào trong các đối tượng này.
IU05.5.2.2
Biết cách thay đổi màu nền, nét vẽ (màu sắc, bề dày, kiểu dáng); thay đổi hình dạng mũi tên; áp dụng tạo bóng tới đối tượng vẽ.
IU05.5.2.3
Biết cách ghép nhóm/bỏ ghép nhóm các đối tượng vẽ trong trang thuyết trình.
IU05.5.2.4
Biết cách đưa một đối tượng vẽ lên lớp trên/xuống lớp dưới, hiện lên phía trước/ẩn xuống phía sau một đối tượng vẽ khác.
IU05.6
Chuẩn bị, trình chiếu và in bài thuyết trình
IU05.6.1
Chuẩn bị trình chiếu
IU05.6.1.1
Hiểu khái niệm cách chuyển trang (transition), hiệu ứng động (animation) khi trình diễn bài thuyết trình.
IU05.6.1.2
Biết cách áp dụng, thay đổi các kiểu chuyển trang, hiệu ứng động cho các phần tử khác nhau của trang thuyết trình.
IU05.6.1.3
Biết cách thêm phần ghi chú cho trang thuyết trình.
IU05.6.1.4
Biết cách chọn định dạng đầu ra thích hợp cho trang thuyết trình như bản in ra (handout), chiếu trên màn hình (on-screen show).
IU05.6.1.5
Biết cách hiện/ẩn các trang thuyết trình.
IU05.6.2
Kiểm tra, in, trình diễn
IU05.6.2.1
Biết cách kiểm tra chính tả bài thuyết trình, sửa lỗi chính tả, xóa từ thừa; kiểm tra và chỉnh sửa các lỗi hiển thị tiếng Việt.
IU05.6.2.2
Biết cách thay đổi hướng trang thuyết trình (dọc, ngang); thay đổi kích cỡ trang.
IU05.6.2.3
Biết thực hiện các phương án in khác nhau: toàn bộ bài thuyết trình, các trang thuyết trình cụ thể, bản để phân phát, trang chú thích, dàn ý; chọn số lượng bản sao của bài thuyết trình.
IU05.6.2.4
Biết các cách trình chiếu bài thuyết trình (từ trang thuyết trình đầu tiên, từ trang thuyết trình hiện tại); cách chuyển tới trang thuyết trình tiếp theo, trang thuyết trình trước đó, trang thuyết trình được chỉ định trong khi trình diễn bài thuyết trình.
 
BẢNG 06
MÔ ĐUN KỸ NĂNG 06: SỬ DỤNG INTERNET CƠ BẢN (IU06)
 
Mã tham chiếu
Nội dung/Yêu cầu cần đạt
IU06.1
Kiến thức cơ bản về Internet
IU06.1.1
Các khái niệm/thuật ngữ thường gặp
IU06.1.1.1
Hiểu thuật ngữ Internet.
IU06.1.1.2
Biết các ứng dụng chính của Internet: truyền thông - liên lạc, chuyển tệp, tra cứu và cung cấp thông tin, làm việc và kinh doanh trực tuyến.
IU06.1.1.3
Hiểu khái niệm dịch vụ Internet và vai trò của nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP)
IU06.1.1.4
Hiểu thuật ngữ World Wide Web và web. Hiểu các khái niệm: địa chỉ của một tài nguyên trên Internet (URL - Uniform Resource Locator), cấu trúc và các thành phần của nó; siêu liên kết (hyperlink).
IU06.1.1.5
Hiểu các khái niệm trang thông tin điện tử (website), trang web (webpage), trang chủ (homepage).
IU06.1.1.6
Hiểu khái niệm và chức năng của trình duyệt web (browser) và biết tên một số trình duyệt web hay dùng như Mozilla Firefox, Chromium, Internet Explorer, Opera.
IU06.1.1.7
Biết khái niệm bộ (máy) tìm kiếm (search engine) và biết tên một số bộ tìm kiếm phổ biến.
IU06.1.2
Bảo mật khi làm việc với Internet
IU06.1.2.1
Biết về một số rủi ro khi tham gia vào cộng đồng ảo và hoạt động trực tuyến như vô ý tiết lộ thông tin cá nhân, bị quấy rầy, bị lợi dụng.
IU06.1.2.2
Hiểu khái niệm và vai trò của việc mật mã hóa (encryption) đối với một số nội dung khi truyền đi trên Internet.
IU06.1.2.3
Hiểu khái niệm và vai trò của tường lửa (firewall), biết cách bảo vệ các mạng bằng định danh truy nhập (tên người dùng và mật khẩu).
IU06.1.2.4
Nhận biết một website được bảo mật (Ví dụ: giao thức https, ký hiệu “khóa”).
IU06.1.2.5
Biết về các lựa chọn để kiểm soát việc sử dụng Internet (Ví dụ: đối với trẻ em): giám sát, hạn chế duyệt web, giới hạn các trò chơi máy tính, hạn chế thời gian sử dụng máy tính.
IU06.2
Sử dụng trình duyệt web
IU06.2.1
Thao tác duyệt web cơ bản
IU06.2.1.1
Biết cách mở, đóng một trình duyệt web. Biết cách sử dụng chức năng trợ giúp của trình duyệt.
IU06.2.1.2
Biết cách nhập một địa chỉ web (URL) vào thanh địa chỉ và chuyển tới địa chỉ web đó.
IU06.2.1.3
Biết cách hiển thị trang web trong cửa sổ mới, tab mới.
IU06.2.1.4
Biết cách ngừng tải một trang web về, cách khôi phục (refresh) việc tải một trang web.
IU06.2.2
Thiết đặt (setting)
IU06.2.2.1
Biết cách đặt trang chủ/trang đầu cho trình duyệt web.
IU06.2.2.2
Biết cách xóa một phần hay toàn bộ lịch sử duyệt web.
IU06.2.2.3
Hiểu khái niệm và công dụng của cửa sổ bật ra (pop-up), cúc-ki (cookie) khi duyệt web. Biết cách cho phép hay không cho phép (khóa) đối với các pop-up và/hoặc cookie.
IU06.2.2.4
Biết cách xóa các tệp tin trung gian, tập tin tạm thời lấy về từ Internet.
IU06.2.3
Chuyển hướng từ nguồn nội dung Internet này qua nguồn khác
IU06.2.3.1
Biết cách dùng thanh địa chỉ, lịch sử duyệt web để chuyển hướng.
IU06.2.3.2
Biết cách kích hoạt một siêu liên kết.
IU06.2.3.3
Biết cách chuyển đến trang chủ của website; đến trang web trước, trang web sau trong các trang web đã duyệt.
IU06.2.4
Đánh dấu
IU06.2.4.1
Biết cách đặt/xóa đánh dấu (bookmark) một trang web.
IU06.2.4.2
Biết cách hiển thị trang web đã đánh dấu.
IU06.2.4.3
Biết cách tạo, xóa thư mục đánh dấu; thêm các trang web vào một thư mục đánh dấu.
IU06.3
Sử dụng Web
IU06.3.1
Biểu mẫu và sử dụng một số dịch vụ công
IU06.3.1.1
Hiểu khái niệm biểu mẫu (form) và công dụng của nó
IU06.3.1.2
Biết cách sử dụng các hộp văn bản (text box), danh sách kéo xuống (drop-down menu), hộp danh sách (list box), hộp kiểm tra (check box), nút bấm (radio button) để điền một biểu mẫu trên web.
IU06.3.1.3
Biết cách gửi (submit) biểu mẫu, thiết lập lại một biểu mẫu trên web.
IU06.3.1.4
Biết cách đăng nhập vào trang mạng dịch vụ hành chính công trực tuyến. Biết cách đăng nhập, khai báo biểu mẫu và gửi đi biểu mẫu tương ứng.
IU06.3.2
Tìm kiếm, bộ tìm kiếm (máy tìm kiếm)
IU06.3.2.1
Biết chọn một bộ tìm kiếm cụ thể (ví dụ: Coccoc, Google) và tiến hành tìm kiếm thông tin bằng việc sử dụng một từ khóa, cụm từ.
IU06.3.2.2
Biết sử dụng tính năng tìm kiếm nâng cao để thu hẹp phạm vi tìm kiếm (theo cụm từ chính xác, không bao gồm các từ, ngày tháng, định dạng tệp).
IU06.3.2.3
Biết cách tìm và sử dụng các từ điển, bách khoa thư, các website nội dung đa phương tiện trên Internet như website từ điển, bách khoa toàn thư, các website cung cấp nhạc, video.
IU06.3.3
Lưu nội dung
IU06.3.3.1
Biết các cách khác nhau để lưu lại nội dung tìm thấy trên web. Biết cách ghi lại một trang web vào một thư mục.
IU06.3.3.2
Biết cách tải các tệp tin từ web về và ghi vào một thư mục, sao chép văn bản, hình ảnh, địa chỉ (URL) từ một trang web vào trong tài liệu.
IU06.3.4
Chuẩn bị in và in
IU06.3.4.1
Biết cách chuẩn bị một trang web để in: thay đổi hướng trang in, kích cỡ giấy, lề trang in. Xem trang web trước khi in.
IU06.3.4.2
Biết cách chọn lựa phương án đưa ra: toàn bộ trang web, các trang cụ thể, phần văn bản được chọn, số lượng bản sao và in.
IU06.4
Sử dụng thư điện tử
IU06.4.1
Khái niệm và nguy cơ khi sử dụng thư điện tử
IU06.4.1.1
Hiểu khái niệm thư điện tử (e-mail) và công dụng chính của nó. Hiểu thành phần và cấu trúc của một địa chỉ thư điện tử.
IU06.4.1.2
Biết về khả năng nhận được thư điện tử không mong muốn. Biết khái niệm lừa đảo (phishing) và nhận diện sự lừa đảo thông thường.
IU06.4.1.3
Biết nguy cơ lây nhiễm virus máy tính do mở một thư điện tử không an toàn, do mở một tệp tin đính kèm.
IU06.4.2
Viết và gửi thư điện tử
IU06.4.2.1
Biết cách mở, đóng phần mềm thư điện tử. Mở, đóng một thư điện tử.
IU06.4.2.2
Biết cách ẩn/hiện các thanh công cụ, ruy-băng. Biết cách sử dụng chức năng trợ giúp của phần mềm thư điện tử.
IU06.4.2.3
Biết cách điền nội dung các trường Người nhận (To), Đồng gửi (Copy, Cc), Đồng gửi không hiển thị (Blind copy, Bcc), Chủ đề (Subject)
IU06.4.2.4
Biết cách viết một thư điện tử mới; biết cách sao chép văn bản từ một nguồn khác vào trong thư điện tử.
IU06.4.2.5
Hiểu sự cần thiết của việc ghi chủ đề thư ngắn gọn và chính xác, trả lời thư ngắn gọn, kiểm tra chính tả trước khi gửi thư.
IU06.4.2.6
Biết sử dụng công cụ kiểm tra chính tả và sửa lỗi chính tả.
IU06.4.2.7
Biết cách đính kèm hoặc hủy đính kèm một tệp theo thư. Biết các hạn chế khi gửi các tệp đính kèm: kích thước tối đa, các kiểu tệp hợp lệ.
IU06.4.2.8
Biết cách lưu bản nháp (draft) của email; gửi e-mail, gửi e-mail với các ưu tiên.
IU06.4.3
Nhận và trả lời thư điện tử
IU06.4.3.1
Biết cách lấy thư về, mở thư và lưu tệp đính kèm (nếu có) vào một thư mục; xem và in nội dung thông điệp nhận được.
IU06.4.3.2
Biết phân biệt và sử dụng chức năng trả lời (reply), trả lời cho tất cả (reply to all); biết cách chuyển tiếp (forward) thư điện tử.
IU06.4.4
Quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng thư điện tử
IU06.4.4.1
Biết cách sử dụng chức năng lọc trong hộp thư đến (ví dụ: theo người gửi, chủ đề, ngày nhận) để tìm nhanh thư.
IU06.4.4.2
Biết cách đặt các chế độ trả lời có kèm theo/không kèm theo các thông điệp ban đầu.
IU06.4.4.3
Biết cách đặt/loại bỏ cờ hiệu (flag) cho thư điện tử; đánh đấu đọc, chưa đọc; nhận ra một thư là đã đọc, chưa đọc.
IU06.4.4.4
Biết cách sắp xếp, tìm kiếm thư theo tên, ngày tháng, kích cỡ.
IU06.4.4.5
Biết cách tạo, xóa thư mục thư; di chuyển thư tới một thư mục thư
IU06.4.4.6
Biết cách xóa thư (bỏ vào thùng rác) và khôi phục một thư bị xóa. Biết cách xóa hẳn thư (dọn sạch thùng rác).
IU06.4.4.7
Biết tác dụng của Sổ địa chỉ; cách thêm/xóa thông tin trong sổ địa chỉ; cách cập nhật sổ địa chỉ từ e-mail đến.
IU06.4.4.8
Biết cách tạo, cập nhật danh sách phân phát thư.
IU06.5
Một số dạng truyền thông số thông dụng
IU06.5.1
Dịch vụ nhắn tin tức thời (IM)
IU06.5.1.1
Hiểu khái niệm dịch vụ nhắn tin tức thời (IM).
IU06.5.1.2
Biết những lợi ích chủ yếu của việc nhắn tin tức thời (IM) như truyền thông thời gian thực, biết có hay không người liên hệ đang trực tuyến, chi phí thấp và khả năng truyền tải tệp tin.
IU06.5.1.3
Hiểu khái niệm đàm thoại dùng giao thức Internet (VoIP), biết các ứng dụng phổ biến của nó, “hội nghị từ xa”.
IU06.5.2
Cộng đồng trực tuyến
IU06.5.2.1
Hiểu khái niệm cộng đồng trực tuyến (cộng đồng ảo). Các ví dụ: website mạng xã hội, diễn đàn Internet, phòng chat (chat room), trò chơi máy tính trực tuyến.
IU06.5.2.2
Biết về trang tin cá nhân (blog) như một dạng xuất bản cá nhân, ích lợi và các hạn chế thông dụng.
IU06.5.3
Thương mại điện tử và ngân hàng điện tử
IU06.5.3.1
Biết các chức năng của một trang mạng bán hàng trực tuyến. Biết cách đăng nhập, tìm kiếm thông tin về hàng hóa, chọn mua hàng và tạo giỏ hàng.
IU06.5.3.2
Biết cách khai báo các thông tin, điền các biểu mẫu để thực hiện việc thanh toán và yêu cầu giao hàng.
IU06.5.3.3
Biết các dịch vụ ngân hàng điện tử cơ bản. Biết chức năng chính của một phần mềm ngân hàng điện tử thông thường.
IU06.5.3.4
Biết cách mở tài khoản, đăng nhập và sử dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử: gửi tiền, rút tiền, chuyển khoản, thanh toán mua hàng.
 
PHỤ LỤC SỐ 02
CHUẨN KỸ NĂNG SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NÂNG CAO
(Ban hành kèm theo Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông)
BẢNG 01
MÔ ĐUN 07: XỬ LÝ VĂN BẢN NÂNG CAO (IU07)
 
Mã tham chiếu
Nội dung/Yêu cầu cần đạt
IU07.1
Thiết đặt môi trường làm việc tối ưu
IU07.1.1
Lựa chọn chế độ và thiết đặt phù hợp
IU07.1.1.1
Biết thay đổi các thiết đặt (setting) có sẵn để tạo lập môi trường làm việc phù hợp với công việc.
IU07.1.1.2
Biết đặt các chế độ kiểm tra chính tả theo yêu cầu.
IU07.1.1.3
Biết cách tạo, biên tập, chèn, xóa các mục văn bản tự động (autotext).
IU07.1.2
Áp dụng mẫu
IU07.1.2.1
Biết khái niệm mẫu (template) và cách áp dụng mẫu cho văn bản.
IU07.1.2.2
Biết cách tìm và áp dụng mẫu có sẵn.
IU07.1.2.3
Biết cách tạo và lưu mẫu mới.
IU07.2
Định dạng nâng cao
IU07.2.1
Văn bản
IU07.2.1.1
Biết cách áp dụng cuộn văn bản (text wrapping) cho bảng và các khung minh họa (tranh, ảnh, biểu đồ, hình đồ họa).
IU07.2.1.2
Biết cách tìm và thay thế định dạng phông, đoạn, dấu đoạn, ngắt trang. Biết dùng các bút vẽ định dạng (format painter).
IU07.2.1.3
Biết cách thực hiện việc dán đặc biệt (paste special): văn bản được định dạng, văn bản không định dạng.
IU07.2.1.4
Biết cách áp dụng các phong cách, hiệu ứng văn bản như chữ nghệ thuật (word art), bóng, làm mờ, thêm/bỏ nền mờ (watermark).
IU07.2.1.5
Biết cách áp dụng các lựa chọn định dạng văn bản tự động.
IU07.2.2
Đoạn
IU07.2.2.1
Biết cách đặt cách dòng trong một đoạn: tối thiểu, chính xác, cố định, bội, theo tỉ lệ.
IU07.2.2.2
Biết cách áp dụng và loại bỏ các lựa chọn đánh số nhiều mức trong đoạn.
IU07.2.2.3
Biết cách tạo, thay đổi và cập nhật kiểu dáng (style) ký tự, kiểu dáng đoạn.
IU07.2.3
Cột
IU07.2.3.1
Biết cách trình bày văn bản thành nhiều cột. Biết cách thay đổi số cột, chèn, xóa một dấu ngắt cột.
IU07.2.3.2
Biết cách thay đổi độ rộng cột, thêm/loại bỏ đường ngăn giữa các cột.
IU07.2.4
Bảng
IU07.2.4.1
Biết cách áp dụng định dạng tự động bảng, kiểu dáng bảng.
IU07.2.4.2
Biết cách ghép, tách các ô trong một bảng.
IU07.2.4.3
Biết cách thay đổi lề, căn lề, đổi hướng văn bản trong một ô.
IU07.2.4.4
Biết cách lặp lại tự động các dòng tiêu đề (tên các cột) của bảng ở đầu mỗi trang.
IU07.2.4.5
Biết cách cho hoặc không cho phép cắt dòng khi sang trang.
IU07.2.4.6
Biết cách sắp xếp dữ liệu theo một cột, theo nhiều cột đồng thời.
IU07.2.4.7
Biết cách chuyển đổi văn bản thành bảng và ngược lại.
IU07.2.4.8
Biết cách nhúng một tệp bảng tính vào văn bản. Biết cách sử dụng các tính năng tính toán, biểu đồ của bảng tính cho tệp nhúng này.
IU07.3
Tham chiếu và liên kết
IU07.3.1
Tiêu đề, chân trang, chân bài
IU07.3.1.1
Biết thêm, xóa tiêu đề (caption) cho hình minh họa, cho bảng, hộp văn bản. Biết cách thêm, xóa nhãn tiêu đề; thay đổi định dạng đánh số tiêu đề.
IU07.3.1.2
Biết cách chèn, thay đổi chân trang (footnote), chân bài (endnote). Biết cách chuyển đổi chân trang thành chân bài và ngược lại.
IU07.3.2
Mục lục và chỉ mục
IU07.3.2.1
Biết cách tạo và cập nhật Mục lục tự động dựa vào phong cách và định dạng các đề mục.
IU07.3.2.2
Biết cách tạo và cập nhật danh mục hình vẽ dựa vào phong cách và định dạng.
IU07.3.2.3
Biết cách đánh dấu/xóa dấu chỉ mục: chỉ mục chính, chỉ mục con. Biết tạo, cập nhật chỉ mục dựa trên các mục được đánh dấu.
IU07.3.3
Đánh dấu, tham chiếu
IU07.3.3.1
Biết cách thêm, xóa các điểm đánh dấu văn bản (bookmark).
IU07.3.3.2
Biết cách thêm xóa tham chiếu đến: các nội dung được đánh số, đề mục, bookmark, hình vẽ, bảng, mục chỉ mục.
IU07.3.4
Kết nối, nhúng dữ liệu
IU07.3.4.1
Biết cách chèn, sửa, xóa một siêu liên kết trong văn bản.
IU07.3.4.2
Hiểu được cách liên kết dữ liệu từ một tài liệu, một ứng dụng và hiển thị như một đối tượng, biểu tượng trong văn bản.
IU07.3.4.3
Biết cách cập nhật, xóa bỏ liên kết.
IU07.3.4.4
Biết cách nhúng dữ liệu vào tài liệu như một đối tượng.
IU07.3.4.5
Biết cách biên tập, xóa dữ liệu nhúng.
IU07.4
Trường và biểu mẫu
IU07.4.1
Trường văn bản
IU07.4.1.1
Hiểu chức năng và cách tạo trường (field) trong văn bản.
IU07.4.1.2
Biết cách thêm và xóa các trường.
IU07.4.1.3
Biết cách đặt tên, thay đổi định dạng trường.
IU07.4.1.4
Biết cách khóa/mở khóa, cập nhật một trường.
IU07.4.2
Biểu mẫu văn bản
IU07.4.2.1
Hiểu chức năng và cách dùng biểu mẫu (form).
IU07.4.2.2
Biết cách tạo, thay đổi một biểu mẫu bằng cách thay đổi thuộc tính của các trường như trường văn bản, hộp kiểm (check box), danh mục kéo xuống.
IU07.4.2.2
Biết cách thêm hướng dẫn cho một trường trong biểu mẫu (hiện trên thanh công cụ, kích hoạt bằng phím tắt).
IU07.4.2.3
Hiểu được cách đặt/hủy chế độ bảo vệ đối với một biểu mẫu.
IU07.4.3
Phối thư (Merge)
IU07.4.3.1
Biết cách tạo một tài liệu chính và các trường của nó. Biết cách tạo danh sách tệp và đặt tên cho các tệp để ghép vào thư.
IU07.4.3.2
Biết cách biên tập, sắp xếp một danh mục người nhận.
IU07.4.3.3
Biết cách chèn các trường điều kiện.
IU07.4.3.4
Biết cách phối một tài liệu vào một danh mục người nhận theo điều kiện và tiêu chuẩn đã chọn.
IU07.4.3.5
Biết cách thực hiện phối thư và xem kết quả phối thư.
IU07.5
Biên tập văn bản trong chế độ cộng tác
IU07.5.1
Lần vết và rà soát
IU07.5.1.1
Biết cách bật, tắt chế độ lần vết. Biết cách lần vết các thay đổi của văn bản.
IU07.5.1.2
Biết cách chấp nhận, từ chối các thay đổi trong văn bản.
IU07.5.1.3
Biết cách chèn, biên tập, xóa, cho hiện, ẩn các nhận xét hoặc ghi chú.
IU07.5.1.4
Biết cách so sánh và trộn các phiên bản khác nhau của văn bản.
IU07.5.2
Tài liệu chủ
IU07.5.2.1
Hiểu khái niệm tài liệu chủ (master document), tài liệu con. Biết cách tạo một tài liệu chủ mới bằng cách tạo các tài liệu con theo các đề mục.
IU07.5.2.2
Biết cách thêm, bớt một tài liệu con cho tài liệu chủ.
IU07.5.3
Bảo vệ tài liệu
IU07.5.3.1
Biết cách gắn/gỡ bỏ mật khẩu cho việc mở, thay đổi một văn bản.
IU07.5.3.2
Biết cách bảo vệ một văn bản bằng cách chỉ cho phép nhận xét và sử dụng tính năng lần vết các thay đổi.
IU07.6
Chuẩn bị in
IU07.6.1
Phân đoạn (section)
IU07.6.1.1
Biết cách tạo, thay đổi, xóa các dấu phân đoạn trong văn bản.
IU07.6.1.2
Biết cách thay đổi hướng trang, căn lề dọc, đặt lề cho phân đoạn
IU07.6.1.3
Biết cách áp dụng các đầu trang, cuối trang khác nhau cho mỗi phân đoạn, cho trang đầu, trang chẵn, trang lẻ.
 
BẢNG 02
MÔ ĐUN 08: SỬ DỤNG BẢNG TÍNH NÂNG CAO (IU08)
 
Mã tham chiếu
Nội dung/Yêu cầu cần đạt
IU08.1
Thiết lập môi trường làm việc tối ưu
IU08.1.1
Thiết lập bảng tính, các thuộc tính của bảng tính
IU08.1.1.1
Biết cách thiết lập lại thanh công cụ, các tùy chọn tính toán, các nhóm lệnh
IU08.1.1.2
Biết cách xem và sửa đổi các thuộc tính của bảng tính.
IU08.1.1.3
Biết cách sử dụng một số phím và tổ hợp phím tắt trên bàn phím.
IU08.1.1.4
Biết cách chèn các trường vào đầu trang (header), cuối trang (footer)
IU08.1.1.5
Biết thiết đặt các thuộc tính nâng cao (advanced).
IU08.1.2
Sử dụng mẫu
IU08.1.2.1
Hiểu khái niệm mẫu (template). Biết cách tạo bảng tính dựa trên mẫu đang có.
IU08.1.2.2
Biết cách thay đổi một mẫu.
IU08.1.2.3
Biết cách lưu bảng tính như một mẫu.
IU08.1.3
Bảo mật dữ liệu
IU08.1.3.1
Biết cách đặt, hủy mật khẩu bảo vệ khi mở, thay đổi trang tính; mật khẩu đối với ô, trang tính.
IU08.1.3.2
Biết cách che dấu (hide), bỏ che dấu các công thức.
IU08.2
Thao tác bảng tính
IU08.2.1
Ô và vùng ô
IU08.2.1.1
Biết cách áp dụng tự động định dạng, kiểu cách (style) cho một vùng (range) các ô.
IU08.2.1.2
Biết cách định dạng có điều kiện theo nội dung ô.
IU08.2.1.3
Biết cách tạo, áp dụng các định dạng số theo yêu cầu.
IU08.2.1.4
Biết đặt, thay đổi, xóa tên cho các vùng ô. Biết cách sử dụng các vùng có tên trong một hàm.
IU08.2.2
Trang tính
IU08.2.2.1
Biết cách chia tách một cửa sổ. Biết cách di chuyển, loại bỏ các thanh chia tách.
IU08.2.2.2
Biết cách ẩn hiện các dòng cột của trang tính.
IU08.2.2.3
Biết sử dụng các lựa chọn dán đặc biệt (paste special) khác nhau.
IU08.2.3
Hàm và công thức
IU08.2.3.1
Biết sử dụng các hàm toán học, thống kê, thời gian, tài chính, văn bản, cơ sở dữ liệu.
IU08.2.3.2
Biết cách tìm và sửa lỗi trong hàm.
IU08.2.3.3
Biết cách sử dụng mảng trong hàm.
IU08.2.3.4
Biết sử dụng các hàm kiểm tra (ví dụ: vlookup, hlookup).
IU08.2.3.5
Biết cách tạo các hàm lồng nhau hai mức.
IU08.2.3.6
Biết sử dụng tham chiếu 3 chiều bên trong hàm sum.
IU08.2.3.7
Biết sử dụng các tham chiếu hỗn hợp trong các công thức.
IU08.2.4
Biểu đồ
IU08.2.4.1
Biết cách tạo biểu đồ kết hợp dạng cột và dạng đường.
IU08.2.4.2
Biết thêm trục thứ 2 vào biểu đồ.
IU08.2.4.3
Biết thay đổi kiểu biểu đồ (trên cùng tập dữ liệu).
IU08.2.4.4
Biết cách thêm, xóa tập dữ liệu trong một biểu đồ.
IU08.2.4.5
Biết thay đổi tỉ lệ trên các trục của biểu đồ.
IU08.2.4.6
Biết cách thay đổi đơn vị dữ liệu trên các trục mà không thay đổi dữ liệu nguồn.
IU08.2.4.7
Biết cách sử dụng mẫu biểu đồ và biểu đồ nhỏ trong ô tính.
IU08.2.5
Liên kết, nhúng và nạp dữ liệu từ ngoài
IU08.2.5.1
Biết cách nhập, sửa, hủy một siêu liên kết trong trang tính.
IU08.2.5.2
Biết cách liên kết dữ liệu bên trong một bảng tính, giữa các bảng tính, giữa bảng tính và các ứng dụng khác.
IU08.2.5.3
Biết cách cập nhật, hủy bỏ liên kết.
IU08.2.5.4
Biết cách nạp vào trang tính các dữ liệu từ tệp văn bản có đặt các dấu ngăn cách dữ liệu.
IU08.2.5.5
Biết cách nhập và xuất dữ liệu XML.
IU08.2.6
Phân tích dữ liệu
IU08.2.6.1
Biết cách sử dụng các công cụ phân tích dữ liệu tự động.
IU08.2.6.2
Hiểu thuật ngữ bảng trụ xoay (pivot table). Biết cách tạo, thay đổi một bảng trụ xoay.
IU08.2.6.3
Biết cách thay đổi nguồn dữ liệu của bảng trụ xoay.
IU08.2.6.4
Biết cách lọc và phân lớp dữ liệu trong bảng trụ xoay.
IU08.2.7
Sắp xếp và lọc dữ liệu
IU08.2.7.1
Biết cách sắp xếp dữ liệu theo nhiều cột cùng lúc.
IU08.2.7.2
Biết cách tạo một danh sách theo yêu cầu và sắp xếp theo yêu cầu.
IU08.2.7.3
Biết cách lọc một danh sách (lọc tự động, lọc nâng cao).
IU08.2.7.4
Biết sử dụng các tính năng tính các tổng con tự động.
IU08.2.7.5
Biết cách mở rộng/thu hẹp các mức chi tiết của danh sách liệt kê.
IU08.2.8
Kiểm tra sự hợp thức của dữ liệu
IU08.2.8.1
Hiểu khái niệm kiểm tra sự hợp thức (validating). Biết cách đặt, sửa tiêu chí để kiểm tra các dữ liệu nhập vào một vùng ô.
IU08.2.8.2
Biết cách đưa vào các thông báo và cảnh báo lỗi.
IU08.2.8.3
Biết cách hiển thị tất cả các công thức đã áp dụng trong trang tính (không xem giá trị).
IU08.3
Biên tập và lần vết
IU08.3.1
Ghi chú, nhận xét, thay đổi (sửa, xóa) nội dung trang tính
IU08.3.1.1
Biết cách thêm, sửa chữa, xóa bỏ các nhận xét (comment), ghi chú (notes).
IU08.3.1.2
Biết cách hiện/ẩn các nhận xét, ghi chú.
IU08.3.1.3
Biết cách chấp nhận, từ chối các thay đổi trong trang tính.
IU08.3.2
Lần vết các thay đổi đối với bảng tính
IU08.3.2.1
Biết cách bật, tắt việc ghi vết thay đổi. Biết cách lần vết các thay đổi trong một bảng tính.
IU08.3.2.2
Biết cách so sánh và trộn các trang tính.
 
BẢNG 03
MÔ ĐUN KỸ NĂNG 09: SỬ DỤNG TRÌNH CHIẾU NÂNG CAO (IU09)
 
Mã tham chiếu
Nội dung/Yêu cầu cần đạt
IU09.1
Lập kế hoạch cho việc trình chiếu
IU09.1.1
Tìm hiểu về bối cảnh trình chiếu
IU09.1.1.1
Hiểu về người nghe, vị trí diễn giả, ánh sáng, trang thiết bị trình chiếu.
IU09.1.2
Thiết kế nội dung và hình thức bài trình bày hiệu quả
IU09.1.2.1
Biết cách xây dựng dàn bài (outline) trình chiếu hợp lý, dự kiến các điểm nhấn mạnh, các hiệu ứng sẽ sử dụng.
IU09.1.2.1
Biết cách phân bố thời gian cho từng mục nội dung, cho mỗi trang chiếu.
IU09.1.2.2
Hiểu vai trò của việc dùng đồ họa kết hợp với văn bản và mức độ chi tiết khi sử dụng đồ họa.
IU09.1.2.3
Hiểu tầm quan trọng của việc tạo các hiệu ứng thị giác (dùng mẫu thiết kế nhất quán, độ tương phản màu hợp lý).
IU09.1.2.4
Biết hiệu quả của việc chọn cỡ, phông chữ, dáng chữ, màu. Biết cách tiết chế sử dụng hiệu ứng động hoặc hiệu ứng chuyển trang.
IU09.2
Trang thuyết trình chủ và các mẫu
IU09.2.1
Trang thuyết trình chủ (trang chủ)
IU09.2.1.1
Biết cách sử dụng một trang thuyết trình chủ (master slide) mới, tiêu đề chủ mới cho bài trình chiếu.
IU09.2.1.2
Biết biên tập phần trình bày của trang chủ: phông chữ, định dạng đánh dấu đầu dòng (bullet), màu nền, hiệu ứng, khung (placeholder) trong trình bày trang chủ.
IU09.2.2
Mẫu
IU09.2.2.1
Biết cách sử dụng mẫu (template) đang có và tạo mẫu mới.
IU09.2.2.2
Biết cách sửa đổi thiết kế nền (theme) cho mẫu đang dùng.
IU09.3
Các đối tượng đồ họa
IU09.3.1
Định dạng các đối tượng đồ họa, tranh ảnh
IU09.3.1.1
Biết cách áp dụng các hiệu ứng cao cấp cho đối tượng đồ họa như tạo nền, trong suốt, 3D.
IU09.3.1.2
Biết cách lấy và áp dụng định dạng của một đối tượng đồ họa cho đối tượng đồ họa khác. Biết cách thay đổi định dạng ngầm định cho đối tượng đồ họa mới.
IU09.3.1.3
Biết cách chỉnh sửa độ chói và độ tương phản; thay đổi màu, khôi phục màu gốc; sử dụng định dạng khác nhau.
IU09.3.2
Xử lý các đối tượng đồ họa
IU09.3.2.1
Biết cách làm hiện/ẩn các thước, lưới và thông tin chỉ dẫn; đặt/thôi đặt đối tượng trên nền lưới; định vị đối tượng đồ họa vào trang chiếu nhờ các tọa độ ngang, dọc; sắp đặt đối tượng đồ họa theo hướng ngang/dọc của trang chiếu; hiện/ẩn các hình nền trong trang chiếu.
IU09.3.2.2
Biết cách sao chép, thu phóng đối tượng đồ họa; lưu đối tượng đồ họa theo kiểu tệp .bmp, .gif, .jpeg, .png.
IU09.3.2.3
Biết cách chuyển đổi ảnh thành đối tượng vẽ và biên tập nó.
IU09.3.3
Sử dụng đồ thị, sơ đồ
IU09.3.3.1
Biết cách định dạng tiêu đề, ghi chú, nhãn (dữ liệu, trục); thay đổi kiểu đồ thị cho tập dữ liệu xác định; thay đổi cách bố trí, sắp xếp các cột, thanh trong một đồ thị.
IU09.3.3.2
Biết cách định dạng cột, thanh, các giới hạn để in/hiển thị một ảnh; thay đổi tỉ lệ trên các trục: cực tiểu - cực đại (min-max), khoảng đánh dấu và hiện số.
IU09.3.3.3
Biết cách tạo đồ thị bằng các công cụ có sẵn.
IU09.3.3.4
Biết cách thêm, di chuyển, xóa các bóng trên đồ thị; thêm, di chuyển, xóa các ký hiệu kết nối trên sơ đồ khối.
IU09.3.4
Đa phương tiện trong trang chiếu: âm thanh, đoạn phim, hoạt hình
IU09.3.4.1
Biết cách chèn đoạn phim (video clip), ảnh, âm thanh.
IU09.4.2.1
Biết cách cài đặt và thay đổi hiệu ứng hoạt hình, trình tự xuất hiện.
IU09.4.2.2
Biết cách thay đổi trình tự xuất hiện các phần tử của một đồ thị.
IU09.4
Liên kết, nhúng, nhập/xuất các trang chiếu, bản trình chiếu
IU09.4.1
Liên kết, nhúng
IU09.4.1.1
Biết cách nhập, biên tập, xóa siêu liên kết trong bài trình chiếu. Biết cách chèn một nút thao tác (action button); thay đổi thiết đặt để chuyển đến các trang chiếu, bản trình chiếu, têp, địa chỉ URL cho trước.
IU09.4.1.2
Biết cách tạo, cập nhật, xóa liên kết dữ liệu vào trong trang chiếu và thể hiện liên kết này như một đối tượng, biểu tượng; nhập ảnh từ một tệp qua liên kết đến tệp đó.
IU09.4.1.3
Biết cách nhúng dữ liệu vào trang chiếu và thể hiện nó như một đối tượng; biết cách biên tập, xóa dữ liệu nhúng.
IU09.4.2
Nhập, xuất
IU09.4.2.1
Biết cách trộn các trang chiếu, cả một bản trình chiếu, văn bản liệt kê tóm tắt vào bản trình chiếu hiện tại.
IU09.4.2.2
Biết cách lưu các trang chiếu thành các tệp dạng gif, jpeg, bmp.
IU09.5
Quản lý các bản trình chiếu
IU09.5.1
Trình chiếu theo yêu cầu
IU09.5.1.1
Biết cách tạo, đặt tên, thể hiện một bản trình chiếu theo yêu cầu.
IU09.5.1.2
Biết cách sao chép, biên tập, xóa một bản trình chiếu theo yêu cầu.
IU09.5.2
Thiết lập cách thức trình bày
IU09.5.2.1
Biết cách cài đặt/hủy cài đặt về thời gian cho việc chuyển các trang chiếu.
IU09.5.2.2
Biết cách thay đổi các cách thức trình chiếu (trình chiếu lặp quay vòng liên tiếp các trang chiếu; chuyển trang bằng tay hoặc theo thời gian định sẵn; kích hoạt hoạt hình).
IU09.5.3
Kiểm soát việc chiếu các trang
IU09.5.3.1
Biết cách thêm, sửa ghi chú khi trình bày.
IU09.5.3.2
Biết cách thể hiện màn hình đen hoặc trắng khi trình chiếu; tạm ngừng, khởi động trở lại, kết thúc trình chiếu.
 
BẢNG 04
MÔ ĐUN KỸ NĂNG 10: SỬ DỤNG HỆ QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU (IU10)
 
Mã tham chiếu
Nội dung/Yêu cầu cần đạt
IU10.1
Kiến thức cơ bản về cơ sở dữ liệu (CSDL)
IU10.1.1
Khái niệm CSDL và ứng dụng
IU10.1.1.1
Hiểu và phân biệt được khái niệm dữ liệu và cơ sở dữ liệu. Hiểu mục đích của việc phát triển một CSDL. Biết về các ứng dụng CSDL phổ biến như quản lý tài chính, quản lý nhân sự, website động. Biết về các mô hình CSDL khác nhau như phân cấp, mạng, quan hệ, hướng đối tượng.
IU10.1.1.2
Hiểu tiến trình xây dựng một CSDL: thiết kế (logic, vật lý), triển khai (tạo cấu trúc, nhập và bảo trì dữ liệu), khai thác.
IU10.1.1.3
Hiểu khái niệm quan hệ và mô hình quan hệ, cách thể hiện quan hệ dưới dạng một bảng 2 chiều.
IU10.1.1.4
Hiểu khái niệm truy vấn (query). Biết về ngôn ngữ truy vấn cấu trúc hóa (SQL) và hiểu cách dùng nó để truy vấn nội dung CSDL quan hệ.
IU10.1.2
Quản trị CSDL
IU10.1.2.1
Hiểu khái niệm quản trị CSDL. Các chức năng quản trị chủ yếu: tạo và bảo trì cấu trúc bảng, nhập và cập nhật nội dung các bảng, cung cấp các phương tiện khai thác CSDL hiệu quả, quản trị người dùng, đảm bảo an toàn CSDL.
IU10.1.2.2
Biết một số phần mềm quản trị CSDL quan hệ như OpenOffice Base, LibreOffice Base, Microsoft Access. biết chức năng của phần mềm sẽ sử dụng.
IU10.2
Sử dụng phần mềm quản trị CSDL quan hệ
IU10.2.1
Cấu trúc dữ liệu và tạo bảng
IU11 2.1.1
Biết các thành phần của một bảng (cột, dòng). Biết các đặc trưng của cột như tên, kiểu dữ liệu, các ràng buộc về dữ liệu. Biết cách tạo một bảng với các cột cho trước. Biết cách thay đổi đặc tính của cột, xóa cột.
IU10.2.1.2
Biết khái niệm khóa chính của một bảng và vai trò của chúng. Biết cách xác định khóa chính của một bảng.
IU10.2.1.3
Biết khái niệm khóa ngoài của bảng và cách dùng để tạo kết nối giữa các bảng. Biết cách tạo, thay đổi, hủy các kết nối giữa các bảng theo các kiểu một-một, một – nhiều.
IU10.2.1.4
Biết cách tạo một bảng (phụ) kết nối để tạo, thay đổi quan hệ dạng nhiều-nhiều giữa các bảng.
IU10.2.1.5
Hiểu khái niệm toàn vẹn tham chiếu (referential integrity) giữa các bảng và cách thức kiểm soát nó. Hiểu sự cần thiết phải áp dụng việc cập nhật tự động cho các trường có liên quan đến nhau, áp dụng xóa tự động đối với các bản ghi có liên quan nhau.
IU10.2.1.6
Hiểu khái niệm kết nối (join) các bảng. Biết cách áp dụng và thay đổi các kết nối trong (inner joins), kết nối ngoài (outer joins).
IU10.2.2
Truy vấn
IU10.2.2.1
Biết khái niệm truy vấn (query) và các ứng dụng thông thường của nó. Biết cách tạo truy vấn bằng câu lệnh SELECT của SQL (Structured Query Language).
IU10. 2.2.1
Biết cách tạo và cập nhật truy vấn để lấy dữ liệu từ một bảng. Biết cách sắp xếp, ghép nhóm các kết quả câu truy vấn trả về.
IU10. 2.2.2
Biết cách tạo và cập nhật truy vấn để thêm dữ liệu vào một bảng; để cập nhật dữ liệu trong một bảng; và để xóa dòng (bản ghi) trong một bảng.
IU10. 2.2.3
Biết tạo và chạy một truy vấn để phát hiện các dòng dữ liệu trùng lặp trong bảng.
IU10. 2.2.4
Biết tạo và chạy một truy vấn để phát hiện các dòng dữ liệu không đáp ứng các điều kiện truy vấn trong bảng.
IU10.2.2.5
Biết các cách thêm các điều kiện lọc để làm mịn truy vấn như chỉ lấy ra một số cột, một số dòng, một cửa sổ.
IU10. 2.2.6
Biết cách sử dụng các ký tự đại diện (mặt nạ) để lọc dữ liệu.
IU10. 2.2.7
Biết cách tạo truy vấn để thực hiện các phép tính số học, cách dùng các hàm tập hợp như sum, count, average, max, min trong câu lệnh truy vấn.
IU10. 2.2.8
Biết cách tạo truy vấn dữ liệu giữa hai bảng.
IU10.3
Biểu mẫu, báo cáo, trình bày kết quả
IU10.3.1
Biểu mẫu
IU10. 3.1.1
Hiểu khái niệm biểu mẫu (form) và công dụng của nó. Biết các cách tạo biểu mẫu.
IU10. 3.1.2
Biết xây dựng một biểu mẫu bằng cách dùng các điều khiển (control): tạo, thay đổi, xóa các hộp điều khiển (ví dụ: text box, combo box, check box).
IU10. 3.1.2
Biết cách đặt/xóa các đặc tính của hộp điều khiển như giới hạn trong một danh sách, lựa chọn các trị khác nhau. Biết cách đặt/xóa các đặc tính của hộp chứa các biểu thức số học và logic.
IU10. 3.1.4
Biết cách thay đổi thứ tự các khoảng nhảy (tab) của một hộp kiểm soát trong biểu mẫu.
IU10. 3.1.5
Hiểu khái niệm biểu mẫu con. Biết cách tạo, xóa một biểu mẫu con đang kết nối.
IU10.3.2
Báo cáo
IU10.3.2.1
Hiểu khái niệm báo cáo (report) và công dụng. Biết các cách tạo báo cáo.
IU10.3.2.2
Biết cách xây dựng báo cáo bằng cách dùng các hộp điều khiển (control). Biết cách định dạng hộp điều khiển tính toán số học trong một báo cáo: phần trăm, đơn vị tiền tệ, số vị trí sau dấu phảy thập phân.
IU10.3.2.3
Hiểu cách áp dụng việc lấy tổng con, tổng chung.
IU10.3.2.4
Biết ghép liền nhau các trường trong một báo cáo.
IU10.3.3
Trình bày kết quả
IU10.3.3.1
Biết cách sắp xếp, ghép nhóm các bản ghi trong báo cáo theo trường.
IU10.3.3.2
Biết cách chèn, xóa một trường vào đầu trang, chân trang (cho một nhóm bản ghi, một trang, một báo cáo). Biết cách ngắt trang bắt buộc đối với các nhóm trong báo cáo.
IU10.3.3.3
Hiểu khái niệm báo cáo con. Biết cách tạo và xóa các báo cáo con kết nối với nhau.
IU10.4
Làm việc với dữ liệu ngoài, tự động hóa thao tác
IU10.4.1
Dữ liệu ngoài
IU10.4.1.1
Biết cách liên kết các tệp dữ liệu ngoài vào CSDL: bảng tính, văn bản (.txt, .csv), các tệp CSDL khác.
IU10.4.1.2
Biết cách nhập (import) tệp bảng tính, văn bản, XML, tệp CSDL khác vào CSDL.
IU10.4.2
Tự động hóa
IU10.4.2.1
Biết cách tạo nhóm lệnh (macro) đơn giản như đóng/mở một đối tượng, mở và hiển thị cực đại/cực tiểu hóa đối tượng, in đối tượng.
IU10.4.2.2
Biết cách gán/đính kèm một lệnh lớn vào một nút lệnh, một đối tượng, một hộp điều khiển.
 
BẢNG 05
MÔ ĐUN KỸ NĂNG 11: THIẾT KẾ ĐỒ HỌA HAI CHIỀU (IU11)
 
Mã tham chiếu
Nội dung/Yêu cầu cần đạt
IU11.1
Kiến thức cơ bản về bản vẽ và phần mềm vẽ
IU11.1.1
Bản vẽ hai chiều
IU11.1.1.1
Hiểu công dụng của bản vẽ như một tài liệu.
IU11.1.1.2
Biết các thành phần chính của một bản vẽ. Hiểu khái niệm các lớp bản vẽ và cách chồng các lớp khác nhau để có bản vẽ tổng hợp.
IU11.1.1.3
Hiểu các bước thao tác chính để tạo nên một bản vẽ.
IU11.1.1.4
Biết cách lưu giữ và phân phối bản vẽ.
IU11.1.2
Phần mềm thiết kế hai chiều
IU11.1.2.1
Hiểu thuật ngữ thiết kế bằng máy tính (CAD), phần mềm CAD.
IU11.1.2.2
Hiểu chức năng chung của một phần mềm thiết kế hai chiều.
IU11.1.2.3
Biết các yêu cầu cấu hình phần cứng và các thiết bị liên quan thông thường đến việc vẽ trên máy tính.
IU11.1.2.4
Biết đặc điểm và chức năng một phần mềm thiết kế hai chiều cụ thể.
IU11.2
Các kỹ năng làm việc đầu tiên với phần mềm CAD
IU11.2.1
Mở/đóng phần mềm CAD, nhận biết giao diện làm việc, mở/đóng bản vẽ
IU11.2.1.1
Biết các cách mở một phần mềm CAD.
IU11.2.1.2
Nhận biết các thành phần trên giao diện làm việc của phần mềm. Biết cách cho hiện hoặc che đi các thanh công cụ sẵn có.
IU11.2.1.3
Hiểu khái niệm bản vẽ. Phân biệt được các đơn vị làm việc chung của phần mềm và đơn vị áp dụng cho bản vẽ. Biết cách đặt các đơn vị, hệ đơn vị.
IU11.2.1.4
Hiểu khái niệm và vai trò của biên (lề) của bản vẽ. Biết cách thiết đặt các biên (lề) cho bản vẽ.
IU11.2.1.5
Hiểu khái niệm lưới dùng cho bản vẽ. Biết cách thiết đặt lưới, biết đặt các chế độ hiện/tắt lưới.
IU11.2.1.6
Biết cách mở một bản vẽ có sẵn. Biết cách mở một số bản vẽ và sắp xếp chúng trên màn hình làm việc. Biết cách nhập một tệp bản vẽ (Ví dụ: kiểu .dxf, .dwg) vào bản vẽ hiện thời.
IU11.2.1.7
Biết cách tạo một bản vẽ mới theo bản mẫu có sẵn. Biết tạo bản vẽ bằng cách dùng các tham số mặc định.
IU11.2.1.8
Biết lưu một bản vẽ thành bản mẫu.
IU11.2.1.9
Biết các kiểu tệp dùng lưu và trao đổi bản vẽ (Ví dụ: .dxf, .dwg, .wmf, .dwf/.pdf).
IU11.2.1.10
Biết lưu một bản vẽ trên ổ đĩa. Biết lưu bản vẽ với tên khác, dùng kiểu tệp khác.
IU11.2.1.11
Biết chuyển từ bản vẽ này sang bản vẽ đang mở khác.
IU11.2.1.12
Biết cách đóng bản vẽ. Biết cách đóng phần mềm CAD.
IU11.2.1.13
Hiểu cách sử dụng chức năng trợ giúp của phần mềm.
IU11.2.2
Thao tác trên bản vẽ đã mở
IU11.2.2.1
Biết cách sử dụng các công cụ phóng to/thu nhỏ bản vẽ.
IU11.2.2.2
Biết khái niệm khuôn nhìn (view), hiểu công dụng của việc đặt tên và lưu lại khuôn nhìn. Biết cách tạo khuôn nhìn, đặt tên và lưu lại, biết cách gọi đến một khuôn nhìn được lưu theo tên.
IU11.2.2.3
Hiểu khái niệm kéo (pan) bản vẽ và công dụng. Biết cách sử dụng các công cụ kéo bản vẽ.
IU11.2.2.4
Biết sử dụng các công cụ vẽ lại, tạo lại, cập nhật bản vẽ.
IU11.2.3
Sử dụng các lớp
IU11.2.3.1
Hiểu khái niệm lớp (layer) và công dụng của nó. Biết một số lớp hay được sử dụng khi tạo bản vẽ. Biết cách tạo một lớp.
IU11.2.3.2
Biết khái niệm đặc tính, thuộc tính của lớp. Biết cách gán các đặc tính, thuộc tính cho lớp và thay đổi các đặc tính, thuộc tính của lớp.
IU11.2.3.3
Biết khái niệm lớp hiện thời (lớp được kích hoạt, lớp làm việc). Biết cách đặt một lớp thành lớp hiện thời.
IU11.2.3.4
Biết khái niệm trạng thái của lớp. Biết cách thay đổi trạng thái của một lớp như mở/đóng, khóa/mở khóa.
IU11.3
Các kỹ năng làm việc với các đối tượng, phần tử của bản vẽ
IU11.3.1
Tạo đối tượng, phần tử
IU11.3.1.1
Hiểu khái niệm đối tượng, phần tử của một bản vẽ.
IU11.3.1.2
Hiểu khái niệm hệ tọa độ của bản vẽ. Biết cách áp dụng các hệ tọa độ: tuyệt đối, tương đối, tọa độ vuông góc, tọa độ cực.
IU11.3.1.3
Biết cách vẽ đường, hình chữ nhật, đường gấp khúc.
IU11.3.1.4
Biết cách vẽ cung, vòng tròn, ellip, hình có biên.
IU11.3.1.5
Biết vẽ đường cong nét liền hoặc nét đứt (chấm).
IU11.3.1.6
Biết cách tạo một đối tượng vật liệu (hatch).
IU11.3.1.7
Biết phân chia đối tượng, lấy chấm dọc theo một phần tử.
IU11.3.1.8
Biết sử dụng các công cụ tạo bước nhảy con trỏ (snapping).
IU11.3.2
Chọn (lấy) đối tượng, phần tử
IU11.3.2.1
Hiểu khái niệm chọn đối tượng đơn, chọn đối tượng bội (nhiều đối tượng). Biết cách chọn đối tượng đơn hoặc bội.
IU11.3.2.2
Biết cách sử dụng công cụ chọn dạng cửa sổ (window), hàng rào (fence).
IU11.3.2.3
Biết cách sử dụng công cụ bắt (grips), nắm (handles).
IU11.3.2.4
Biết cách chọn theo đặc tính, thuộc tính, theo lớp, mức.
IU11.3.3
Thao tác với đối tượng, phần tử
IU11.3.3.1
Biết cách sao chép, cắt dán, di chuyển các đối tượng, phần tử bên trong bản vẽ, giữa các bản vẽ. Biết cách xóa đối tượng, phần tử.
IU11.3.3.2
Biết cách xoay, tịnh tiến, lấy ảnh gương đối tượng, phần tử.
IU11.3.3.3
Biết thu/phóng, căng một đối tượng, phần tử.
IU11.3.3.4
Biết tạo một mảng các đối tượng, phần tử.
IU11.3.3.5
Biết cách dùng đối tượng/phần tử khác để cắt lấy (trim) một đối tượng. Biết cách tách, xóa một phần đối tượng.
IU11.3.3.6
Biết cách xóa (explode) một khối.
IU11.3.3.7
Biết cách mở rộng, kéo dài, làm vát đối tượng, phần tử.
IU11.3.3.8
Biết cách lọc đối tượng, phần tử.
IU11.3.3.9
Biết cách chỉnh sửa các đường gấp khúc, các đối tượng phức tạp.
IU11.3.3.10
Biết chuyển đổi đối tượng, phần tử.
IU11.3.4
Đo đạc đối tượng
IU11.3.4.1
Biết cách đo khoảng cách, đo góc.
IU11.3.4.2
Biết cách đo diện tích.
IU11.3.5
Thuộc tính lớp, đặc tính đối tượng
IU11.3.5.1
Biết thay đổi thuộc tính lớp của đối tượng, phần tử.
IU11.3.5.2
Biết so sánh thuộc tính lớp của đối tượng, phần tử .
IU11.3.5.3
Biết đặt, thay đổi loại đường/kiểu đường, độ đậm, màu của đối tượng, phần tử.
IU11.3.6
Chú thích trên bản vẽ
IU11.3.6.1
Biết cách nhập, biên tập một đối tượng văn bản (text) cho bản vẽ.
IU11.3.6.2
Biết cách tạo, đặt và biên tập kiểu, phông của văn bản.
IU11.3.6.3
Biết cách thêm đối tượng kích thước trong bản vẽ.
IU11.3.6.4
Biết cách tạo, đặt và biên tập kiểu ghi, phông của kích thước.
IU11.3.6.5
Biết cách đưa vào các dung sai hình học (geometric tolerance).
IU11.4
Làm việc với khối và ô. Liên kết và nhúng
IU11.4.1
Sử dụng khối, ô
IU11.4.1.1
Biết cách tạo và đưa khối, ô vào bản vẽ.
IU11.4.1.2
Biết cách tạo thư viện ô.
IU11.4.1.3
Biết cách tạo, biên tập các thuộc tính, thẻ của khối.
IU11.4.1.4
Biết đưa các đối tượng, phần tử, tệp từ một thư viện vào bản vẽ.
IU11.4.1.5
Biết cách lấy ra báo cáo thuộc tính, thẻ từ một khối.
IU11.4.2
Liên kết, nhúng
IU11.4.2.1
Biết cách nhúng, liên kết một tệp vào bản vẽ và thể hiện ra như một đối tượng.
IU11.4.2.2
Biết cách thêm một siêu liên kết cho một đối tượng.
IU11.5
Kết xuất
IU11.5.1
Các lựa chọn vẽ, in
IU11.5.1.1
Hiểu cách sử dụng mô hình (model) không gian làm việc, mẫu khung giấy, bản thiết kế, mẫu trang.
IU11.5.1.2
Biết cách tạo, sử dụng, thay đổi mẫu trình bày (layout), trang.
IU11.5.1.3
Biết tạo, sử dụng, thu phóng các khung nhìn, góc nhìn.
IU11.5.1.4
Biết thêm khối tiêu đề.
IU11.5.1.5
Biết cách chọn máy vẽ, máy in. Biết cách thêm và sử dụng bảng kiểu vẽ, nét bút.
IU11.5.1.6
Biết cách vẽ/in toàn bộ, một phần bản vẽ theo tỉ lệ, theo khổ giấy.
 
BẢNG 06
MÔ ĐUN KỸ NĂNG 12: BIÊN TẬP ẢNH (IU12)
 
Mã tham chiếu
Nội dung/Yêu cầu cần đạt
IU12.1
Cơ bản về ảnh số
IU12.1.1
Ảnh số, định dạng tệp ảnh và bản quyền ảnh
IU12.1.1.1
Hiểu khái niệm và ứng dụng của ảnh số. Biết các phương pháp tạo ảnh số: chụp bằng các máy ảnh kỹ thuật số và số hóa ảnh bằng máy quét ảnh (scanner).
IU12.1.1.2
Hiểu thuật ngữ điểm ảnh (pixel), độ phân giải (resolution) của một ảnh số.
IU12.1.1.3
Biết ảnh số được lưu trữ và trao đổi dưới dạng các tệp ảnh. Hiểu thuật ngữ và ứng dụng của việc nén (compression) tệp ảnh. Hiểu khái niệm thất thoát thông tin (lossy) khi nén tệp ảnh.
IU12.1.1.4
Hiểu và phân biệt các thuật ngữ: đồ họa raster và đồ họa vector. Biết các định dạng raster (jpeg, gif) và vector (svg, eps) phổ biến dùng cho các tệp ảnh số.
IU12.1.1.5
Hiểu khái niệm bản quyền (copyright) đối với ảnh.
IU12.1.2
Màu sắc của ảnh
12.1.2.1
Biết khái niệm mô hình màu (colour model) và các mô hình màu phổ biến: RGB, HSB, CMYK, độ xám (grayscale).
12.1.2.2
Hiểu thuật ngữ bảng màu (colour palette), độ sâu màu (colour depth).
12.1.2.3
Hiểu thuật ngữ tông màu, độ bão hòa màu, sự cân bằng màu.
12.1.2.4
Hiểu thuật ngữ tương phản, độ chói, độ trong (transparency), gamma.
IU12.1.3
Kỹ năng tạo ảnh số cơ bản
IU12.1.3.1
Biết cách lưu ảnh từ máy ảnh số, từ thư viện ảnh, từ trang web vào một thư mục.
IU12.1.3.2
Biết cách chụp ảnh màn hình (print screen).
IU12.1.3.3
Biết cách sử dụng phần mềm quét ảnh để quét một bức ảnh (xem trước ảnh, đặt các tham số để quét, thực hiện quét và lưu ảnh).
IU12.2
Kỹ năng làm việc với phần mềm xử lý ảnh số
IU12.2.1
Màn hình làm việc, mở đóng tệp ảnh, tạo tệp ảnh mới
IU12.2.1.1
Hiểu khái niệm biên tập và xử lý một ảnh số (chọn các đặc trưng về màu, về độ phân giải, kích thước, nền, tạo hiệu ứng, biến đổi ảnh, lưu trữ và kết xuất ảnh).
IU12.2.1.2
Biết mở, đóng phần mềm xử lý ảnh. Nhận biết giao diện (màn hình làm việc) của phần mềm.
IU12.2.1.3
Biết cách hiển thị, ẩn các thanh công cụ (toolbar), bảng màu, cửa sổ. Biết sử dụng công cụ phóng to, thu nhỏ.
IU12.2.1.4
Biết cách thiết lập các tham số chính (độ trong, lưới, đơn vị đo).
IU12.2.1.5
Biết cách mở, đóng một tệp ảnh.
IU12.2.1.6
Biết cách tạo tệp ảnh mới và đặt các tùy chọn (mô hình màu, kích thước, độ phân giải, màu nền). Biết tạo một tệp ảnh mới từ clipboard.
IU12.2.1.7
Biết chuyển màn hình làm việc giữa các tệp ảnh đang mở.
IU12.2.1.8
Biết lưu ảnh (save), lưu ảnh với tên khác (save as) vào một thư mục.
IU12.2.1.9
Biết cách lưu và xuất ảnh dưới các kiểu tệp khác như .jpeg, .gif, .tiff, .png.
IU12.2.1.10
Biết sử dụng các lệnh hủy kết quả vừa làm (undo), lấy lại kết quả vừa hủy (redo). Biết cách sử dụng lịch sử undo. Biết sử dụng các chức năng trợ giúp.
IU12.2.2
Thiết đặt hậu cảnh, tiền cảnh, lưới ảnh
IU12.2.2.1
Biết cách thiết lập màu nền (hậu cảnh), tiền cảnh.
IU12.2.2.2
Biết cách thiết lập các đặc tính lưới (khoảng dãn ngang/dọc, màu lưới).
IU12.3
Chọn, thay đổi thuộc tính ảnh, cắt dán ảnh
IU12.3.1
Chọn (toàn bộ hoặc một phần) của ảnh
IU12.3.1.1
Biết cách chọn toàn bộ một ảnh.
IU12.3.1.2
Biết cách chọn một phần ảnh bằng cách sử dụng khung chọn hình chữ nhật, hình trái xoan và một số khung khác.
IU12.3.1.3
Biết cách nghịch đảo phần ảnh đã chọn.
IU12.3.1.4
Biết cách lưu phần ảnh đã chọn.
IU12.3.2
Thay đổi kích thước, cắt dán, di chuyển ảnh, quay và lấy ảnh đối xứng
IU12.3.2.1
Biết cách thay đổi kích thước nền (canvas) của ảnh.
IU12.3.2.2
Biết thay đổi kích thước ảnh, mật độ điểm ảnh và đơn vị đo.
IU12.3.2.3
Biết cắt (crop) ảnh.
IU12.3.2.4
Biết sao chép, di chuyển ảnh, chọn bên trong ảnh.
IU12.3.2.5
Biết quay, lấy ảnh đối xứng (ảnh qua gương) của một ảnh.
IU12.3.3
Thao tác với các lớp ảnh
IU12.3.3.1
Hiểu thuật ngữ lớp và định nghĩa của lớp.
IU12.3.3.2
Biết cách tạo mới, sao chép, xóa một lớp.
IU12.3.3.3
Biết cách đặt các đặc tính các lớp ảnh.
IU12.3.3.4
Biết cách sắp xếp, kết hợp, kết nối, làm phẳng các lớp.
IU12.3.3.5
Biết cách thu phóng, quay, lật, di chuyển, cắt một lớp.
IU12.3.3.6
Biết cách chuyển đổi bản vẽ thành lớp raster. Biết tạo một gif động từ các lớp.
IU12.3.4
Làm việc với văn bản trên ảnh
IU12.3.4.1
Biết cách thêm văn bản (text) vào ảnh. Biết cách biên tập, xóa văn bản trên ảnh.
IU12.3.4.2
Biết cách sao chép, di chuyển, căn lề, cuộn (text wrap) văn bản trên ảnh.
IU12.3.4.3
Biết cách thay đổi định dạng văn bản trên ảnh.
IU12.3.5
Áp dụng hiệu ứng
IU12.3.5.1
Biết cách áp dụng các hiệu ứng nghệ thuật, biến dạng ảnh như chấm điểm, chạm nổi, gợn sóng, làm nhòe, ánh sáng.
IU12.3.5.2
Biết cách căn chỉnh: độ chói, độ tương phản, độ bão hòa màu, độ cân bằng màu, độ sắc nét.
IU12.3.5.3
Biết làm giảm thiểu hiệu ứng mắt đỏ.
IU12.3.6
Vẽ và sơn màu lên ảnh
IU12.3.6.1
Biết cách vẽ đường, tô bóng cho ảnh.
IU12.3.6.2
Biết cách chọn giá trị màu vẽ và tô màu một phần ảnh.
IU12.3.6.3
Biết cách để vẽ và tô màu cho ảnh bằng bút vẽ (painbrush), hộp sơn (paint bucket), biết xóa một phần ảnh bằng tẩy.
IU12.4
Kết xuất ảnh
IU12.4.1
Chuẩn bị
IU12.4.1.1
Biết cách xem trước ảnh.
IU12.4.1.2
Biết cách chọn độ sâu màu, độ phân giải, kích thước ảnh, định dạng đồ họa để đưa ảnh lên web, màn hình, máy in.
IU12.4.2
In
IU12.4.2.1
Biết cách thay đổi hướng đặt giấy in, kích thước trang.
IU12.4.2.2
Hiểu cách in ảnh ra máy in đã được cài sẵn.
 
BẢNG 07
MÔ ĐUN KỸ NĂNG 13: BIÊN TẬP TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ (IU13)
 
Mã tham chiếu
Nội dung/Yêu cầu cần đạt
IU13.1
Kiến thức cơ bản về trang thông tin điện tử (website), xuất bản website và các vấn đề liên quan
IU13.1.1
Các khái niệm và thuật ngữ chính
IU13.1.1.1
Hiểu khái niệm ứng dụng web. Biết phân biệt web với các dịch vụ Internet hỗ trợ khác (Ví dụ: truyền tệp, thư điện tử, nhắn tin).
IU13.1.1.2
Hiểu khái niệm máy chủ web (web server), trình duyệt (browser) và sự tương tác giữa chúng. Hiểu các khái niệm miền (domain), URL (Uniform Resource Locator), siêu liên kết, thuê máy chủ web (web hosting), bộ tìm kiếm (search engine).
IU13.1.1.3
Biết khái niệm giao thức (protocol). Phân biệt các giao thức TCP/IP, HTTP, FTP.
IU13.1.2